Vì sao Trung Quốc định tăng chi quân sự?

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện lớn thứ hai thế giới sau Mỹ và trong năm 2017, ngân sách dành cho quân đội nước này sẽ tăng khoảng 7%, khiến các chuyên gia đặt ra câu hỏi: Tại sao?

Trung Quốc có ý định tăng chi quốc phòng trong thời gian tới để tiếp tục hiện đại hóa quân đội. Ảnh: Reuters

Theo Sputnik, Trung Quốc sẽ tăng chi quân sự khoảng 7% trong năm 2017 để Bắc Kinh tiếp tục chương trình hiện đại hóa mạnh mẽ quân đội của nước này. Fu Ying, người phát ngôn của Quốc hội Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày 4/3 tuyên bố: “Năm nay, ngân sách quốc phòng sẽ tăng khoảng 7% và sẽ chiếm 1,3 % GDP”.

Ngân sách chi cho quân đội Trung Quốc lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Năm ngoái, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đạt gần 146 tỷ USD. Con số 7,6 % tuy nhiên vẫn là mức tăng thấp nhất trong 6 năm của Trung Quốc.

Với sự giảm sút trong khu vực công nghiệp, trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc giảm chi dần. Năm 2015, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng 10,1% so với năm trước, trong khi con số tăng của 2013 là 12,2%, của 2012 là 11,2% và 2011 là 12,7%.

Trong khi đó, Thượng tướng Wang Hongguang, một phó tư lệnh nghỉ hưu, kêu gọi Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng 12% trước những những kế hoạch chi quốc phòng của Mỹ. “Ngân sách quốc phòng Mỹ đã tăng 10% và chúng ta cần ít nhất mức tăng 2 con số. Lý tưởng nhất là 12%”, tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng dẫn lời ông Wang cho hay.

Trong tuần trước xuất hiện thông tin gói ngân sách đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dẫn tới việc tăng chi quân đội và an ninh 54 tỷ USD, hay 10%.

Con số chi quốc phòng chiếm khoảng 1,3% GDP của Trung Quốc hiện ít hơn nhiều nước khác. Cụ thể, ngân sách quân đội Nga chiếm khoảng 4,5% GPD nước này và dự kiến sẽ giảm về mức 3% GDP. Mỹ chi trên 3% GDP cho quốc phòng. Trong NATO, mục tiêu chi quốc phòng là 2% GDP.

Trong khi đó, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi quốc phòng của Trung Quốc chiếm khoảng 2% GDP.

Năng lực của quân đội Trung Quốc hiện còn yếu so với nhiều quốc gia. Theo Global Firepower, Quân đội Nhân dân Trung Quốc hiện còn sử dụng nhiều vũ khí từ những thập niên 1970 và 1980. So sánh tương quan lực lượng, Trung Quốc cũng bị lép vế. 

Lực lượng vũ trang Nga có 15.000 xe tăng so với con số 9.000 của Trung Quốc, 31.000 xe bọc thép so với 4.700 của Trung Quốc và gần 6.000 pháo tự hành so với 1.700 của Trung Quốc.

Trung Quốc đang tụt lại phía sau Mỹ  và Nga về các lực lượng hạt nhân chiến lược. Tuy nhiên, tất cả thông tin về lực lượng tên lửa Quân đội Giải phóng Nhân dân là tuyệt mật.

Theo các nhà phân tích, để hoàn thành cơ giới hóa quân đội, Trung Quốc cần ít nhất từ 10 - 15 năm.

Trong giới chuyên nga Nga, có hai quan điểm đối lập về những lợi ích địa chính trị Trung Quốc muốn có từ việc đầu tư cho quân đội. 

Quan điểm thứ nhất cho rằng Bắc Kinh vạch ra kế hoạch vươn sức mạnh quân đội đến phần phía Đông của Nga với một trong các mục tiêu là kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên tại đây.

Quan điểm thứ hai cho rằng Trung Quốc cần năng lực quân đội để đối đầu với Mỹ trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh sẽ sâu sắc hơn khi Trung Quốc đang tập trung vào quan hệ đối tác chiến lược với Nga.

Tuy nhiên, theo Jin Cairum, một chuyên gia của Viện Quan hệ Quốc tế ở Đại học Nhân dân Trung Quốc, việc tăng chi quân đội ở Mỹ và Trung Quốc sẽ không dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang.

Vũ Anh (Tin Tức/TTXVN)
Trung Quốc phát tín hiệu 'mất kiên nhẫn ở cấp cao nhất' với Triều Tiên?
Trung Quốc phát tín hiệu 'mất kiên nhẫn ở cấp cao nhất' với Triều Tiên?

Lệnh cấm nhập khẩu than của Trung Quốc có thể gây thiệt hại 1 tỉ USD, tương đương 5% GDP khiêm tốn của Triều Tiên. Theo chuyên gia William Newcomb, đây là "tín hiệu không thể lẫn vào đâu được về sự mất kiên nhẫn ở cấp cao nhất”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN