Vì COVID-19, Australia ‘cửa đóng then cài’ không kém Triều Tiên

Ngay khi đại dịch COVID-19 ập tới, Australia đã đóng sập cửa biên giới và đóng chắn chắn hơn bất kỳ quốc gia nào, không kém gì Triều Tiên.

Chú thích ảnh
Ít nhất phải tới giữa năm 2022, Australia mới mở cửa lại biên giới. Ảnh: AFP 

Theo tờ Foreign Policy, biên giới quốc gia Australia có thể sẽ đóng cửa cho tới ít nhất giữa năm 2022 để phòng dịch COVID-19.

Phần lớn quốc gia đều hạn chế người dân ra nước ngoài không cần thiết kể từ đầu đại dịch, nhưng hầu như không có nước nào cấm công dân về nước.

Có tới 40.000 người Australia khắp thế giới đã đăng ký diện “bị mắc kẹt” với Bộ Ngoại giao nước này và tha thiết muốn về nhà, nhưng không thể.

Một lý do là tiền. Từ hồi đầu, chính phủ Australia cho biết các bang và vùng lãnh thổ Australia phải chịu trách nhiệm quản lý các khu cách ly đắt đỏ, phần lớn là khách sạn. Các bang và vùng lãnh thổ đã áp đặt số lượt người nhập cảnh Australia thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu. Chi phí mà mỗi người muốn về nước phải trả là 3.000 đô la Australia (gần 54 triệu đồng), trẻ em thì rẻ hơn: 2.500 đô la Australia.

Một lý do nữa là không tìm được chuyến bay về nước. Hãng hàng không Qantas và các hãng hàng không khác thường xuyên hủy chuyến, ưu tiên du khách mua vé hạng thương gia và ưu tiên chở hàng hóa. Do đó, các hãng này bán vé với giá cao gấp ba hoặc hơn so với trước đại dịch.

Giới siêu giàu Australia như Lachlan Murdoch hay Nicole Kidman thì về nước bằng máy bay riêng, được phép cách ly ngay tại nơi ở và họ đang tận hưởng cuộc sống ở quốc gia hầu như không có bóng dáng COVID-19.

Còn với những người không phải thành viên nhà Murdoch hay Kidman, tức là những người bình thường thì trở về nhà không chỉ khó khăn mà còn phạm pháp. 

Có khoảng 9.500 người Australia bị mắc kẹt ở Ấn Độ và nếu cố về nước, họ sẽ bị cáo buộc hình sự, ngồi tù 5 năm và nộp 50.000 USD theo đạo luật An ninh Sinh học Australia.

Về vấn đề tiêm chủng vaccine COVID-19, mặc dù là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới và đã cấp phép sử dụng cả vaccine Pfizer và AstraZeneca từ đầu năm 2021, nhưng mới 9,7% trong 25 triệu dân Australia được tiêm ít nhất một mũi.

Tiêm chủng diễn ra chậm chạp ở Australia khi Thủ tướng Morrison hồi tháng 12/2020 nói rằng không cần quá vội vàng vì có quá ít ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. 

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế làm việc tại trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở Perth, Tây Australia, ngày 24/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Tuy nhiên, khi các chủng virus mới liên tục xuất hiện, Australia khó mà sạch bóng COVID-19 trong thời gian dài nếu không tiêm vaccine diện rộng.

Lộ trình để đa số người Australia nhận liều vaccine đầu tiên liên tục bị trì hoãn. Thời gian mà chính phủ ước tính gần đây nhất là cuối năm 2021.

Theo yêu cầu, cần phải có khoảng thời gian 6 tháng từ khi dân số được tiêm cho tới khi mở cửa biên giới, nên ít nhất phải đến giữa năm 2022, Australia mới mở cửa biên giới trở lại.

Hồi giữa tháng 4, Thủ tướng Morrision cho biết mở biên giới quốc tế có thể khiến Australia có 1.000 ca mắc mỗi tuần. Tuyên bố này khiến mọi người sợ hãi khi mà Australia có thể phong tỏa cả bang dù chỉ có một ca mắc.

Thủ tướng và giới chức y tế Australia cũng hoài nghi tác dụng của vaccine. Họ cho rằng người đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh và truyền virus cho dù không ốm nặng và tử vong. Theo tờ Foreign Policy, giới chức Australia cố ý trì hoãn mở cửa biên giới có thể là để đánh bóng hình ảnh cho ông Morrison để ông có cơ hội tốt nhất trong cuộc bầu cử sắp tới. Mặc dù ông Morrison bác bỏ điều này nhưng với tình hình hiện nay, Australia khó có thể mở cửa lại, kết nối sớm với thế giới.

Đây là điều mà nhiều người Australia ở nước ngoài cảm thấy thất vọng. Gần 10.000 người Australia ở Ấn Độ đang rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan. Ở lại thì có nguy cơ mắc COVID-19 rất cao, còn về nước thì chắc chắc đối mặt nguy cơ ngồi tù. Hàng chục nghìn người Australia ở các nước khác cũng không biết bao giờ mới có thể đặt chân về nhà.

Trước đó, đợt phong tỏa đầu tiên của Australia kéo dài tổng cộng 6 tuần, sau đó thành phố Melbourne bị phong tỏa lâu hơn. Số ca tử vong vì COVID-19 ở Australia dưới 1.000 ca. Australia kiềm chế dịch bệnh thành công một phần là nhờ đóng cửa biên giới quốc gia ngày từ giữa tháng 3/2020. 

Thùy Dương/Báo Tin tức
Lái xe cứu thương thả thi thể nghi mắc COVID-19 xuống sông Hằng
Lái xe cứu thương thả thi thể nghi mắc COVID-19 xuống sông Hằng

Trên mạng xã hội Ấn Độ, thông tin các thi thể nghi mắc COVID-19 bị lái xe cứu thương thả từ trên cầu xuống sông Hằng đang lan truyền rộng rãi. Nhiều người đã vô cùng bàng hoàng trước sự vô cảm đối với các nạn nhân và gia đình của họ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN