Tư lệnh quân đội, Tướng Abdel Fattah al-Burhan cam kết tạo điều kiện và bảo đảm an toàn cho hoạt động sơ tán công dân và các nhà ngoại giao của các nước.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Jordan, Indonesia và một số nước châu Âu cũng đã công bố kế hoạch sơ tán công dân khỏi Sudan. Liên hợp quốc thông báo đang cố gắng đưa nhân viên ra khỏi các khu vực "rất nguy hiểm" ở Sudan để chuyển họ đến các địa điểm an toàn hơn. Liên hợp quốc hiện có khoảng 4.000 nhân viên tại Sudan, trong đó 800 nhân viên quốc tế.
Hiện tại, giao tranh đã tạm thời lắng xuống tại thủ đô Khartoum sau những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về một thỏa thuận ngừng bắn vào thời điểm kết thúc tháng lễ Ramanda của người Hồi giáo.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ít nhất 413 người đã thiệt mạng và hơn 3.500 đã bị thương kể từ khi giao tranh nổ ra ngày 15/4 giữa các lực lượng trung thành với Tư lệnh quân đội, Tướng Abdel Fattah al-Burhan và người đứng đầu nhóm vũ trang RSF bán quân sự, Tướng Mohamed Hamdan Daglo.
Quân đội Sudan thông báo đã nhất trí với thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ ngày 21/4, để tạo điều kiện cho người dân Sudan tổ chức lễ hội Eid al-Fitr của người Hồi giáo, kết thúc tháng ăn chay Ramadan.