Giao tranh đã nổ ra ở khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh, đánh dấu cuộc xung đột mới nhất trong căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ giữa hai đối thủ ở vùng Caucasus là Armenia và Azerbaijan.
Mùa thu sẽ có mưa và dẫn đến tình trạng lầy lội trên tiền tuyến, cản trở bước tiến của binh sĩ. Tuy nhiên, Kiev cho biết giao tranh sẽ tiếp tục bất chấp điều đó và Ukraine có một số lựa chọn.
“Nắm đấm tấn công” ở miền Bắc, vượt sông ở miền Nam. Dọc theo mặt trận dài 1.600km, cuộc giao tranh đang diễn ra đa diện và không ngừng nghỉ.
Theo phóng viên TTXVN tại Sudan, ngày 14/9, Chỉ huy Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ở Sudan, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, cho biết RSF sẽ bắt đầu các cuộc tham vấn để thành lập chính quyền dân sự tại các khu vực do lực lượng này kiểm soát, nếu Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah Al-Burhan thành lập chính phủ mới ở thành phố Port Sudan.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Sudan, ông Volker Perthes ngày 13/9 đã tuyên bố từ chức, trong bối cảnh giao tranh tiếp diễn giữa quân đội Sudan và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 9/9 đã cảnh báo về mối đe dọa tiềm tàng về an ninh hạt nhân do giao tranh diễn ra ác liệt gần nhà máy Zaporizhzhia ở Ukraine.
Ngày 7/9, giới phân tích cảnh báo giao tranh giữa các lực lượng đối địch, vốn đã khiến ít nhất 90 người thiệt mạng ở miền Đông Syria, có nguy cơ khiến các chiến binh của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng quay trở lại khu vực.
Ngày 5/9, quân đội Burkina Faso thông báo ít nhất 53 nhân viên thuộc lực lượng an ninh đã thiệt mạng trong các vụ giao tranh ác liệt với phiến quân tại miền Bắc nước này.
Ngày 29/8, Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Sudan, Tướng Abdel Fattah al-Burhan, đã rời thành phố Port Sudan trên Biển Đỏ để đến Ai Cập trong chuyến đi đầu tiên ra nước ngoài kể từ khi xảy ra giao tranh giữa quân đội và nhóm bán quân sự đối địch "Lực lượng hỗ trợ nhanh" (RSF) hồi tháng 4 vừa qua.
Nga và Ukraine đang tranh giành các giàn khoan khí đốt và dầu khí chiến lược ở Biển Đen. Chúng cung cấp nguồn tài nguyên hydrocarbon có giá trị và có thể được sử dụng để định vị tên lửa.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các tổ chức nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 22/8 đã kêu gọi chấm dứt những cuộc đụng độ mới tái diễn gần đây ở Sudan để cho phép chuyển hàng viện trợ đến dân thường, trong đó có 2 bang Nam Darfur và Nam Kordofan.
Số binh sĩ Ukraine và Nga thiệt mạng hoặc bị thương từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022 là khoảng 500.000 người.
Ngày 15/8, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric cho biết các tổ chức nhân đạo của LHQ kêu gọi các bên xung đột ở Sudan chấm dứt giao tranh, bảo vệ dân thường vô tội, đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên cứu trợ hoạt động an toàn và không bị cản trở.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, đụng độ giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các Lực lượng Phản ứng nhanh (RSF) tiếp tục bùng phát tại khu vực bang South Darfur, miền Tây nước này, trong bối cảnh căng thẳng chiến sự tại Sudan vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 7/8, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) thông báo đoàn xe viện trợ nhân đạo của tổ chức này đã đến Đông Darfur. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nổ ra giao tranh ở Sudan hồi giữa tháng 4, đoàn xe viện trợ nhân đạo của LHQ đến khu vực trên.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 5/8 đã kêu gọi tăng cường tài trợ để giúp đỡ khoảng 14 triệu trẻ em ở Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã vượt qua mốc 100 ngày.
Ngày 31/7, nhà chức trách Colombia cho biết ít nhất 20 người đã thiệt mạng khi binh lính quân đội đụng độ với những tay súng ly khai của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) và truy quét băng nhóm tội phạm Clan del Golfo ở nhiều khu vực khác nhau của nước này.
Trung Quốc cảnh báo cuộc xung đột ở Ukraine đang ngày càng trở nên không thể đoán trước kể từ khi giao tranh nổ ra vào năm ngoái.
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin nhân chứng cho biết thủ đô Khartoum của Sudan đã hứng chịu các cuộc không kích dồn dập trong ngày 16/7, đồng thời xung đột dữ dội xảy ra tại khu vực Darfur phía Tây nước này, trong bối cảnh đụng độ kéo dài 3 tháng qua giữa quân đội và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), số người phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi giao tranh nổ ra tại Sudan gần 3 tháng trước đã vượt mức 3 triệu người.