Trung Quốc triển khai 10 vệ tinh tìm kiếm máy bay mất tích

"Nhật báo Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc" ngày 11/3 cho biết nước này đã triển khai 10 vệ tinh để phục vụ công tác tìm kiếm máy bay mất tích của Hãng hàng không Malaysia Airlines.

Tổng Giám đốc Cục hàng không dân dụng (DCA) Malaysia Azharuddin Abdul Rahman ngày 10/3 cho biết tất cả các vật thể được tìm thấy trên biển trong quá trình điều tra đều không phải là mảnh vỡ từ chiếc máy bay này. Ảnh: AFP/ TTXVN


Theo báo trên, các vệ tinh này sẽ sử dụng công nghệ ghi lại hình ảnh Trái Đất với độ phân giải cao, công nghệ ánh sáng rõ nét và các công nghệ khác để "hỗ trợ các chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines". Các vệ tinh này của Trung Quốc cũng sẽ trợ giúp công tác giám sát thời tiết, liên lạc và tìm kiếm tại khu vực chiếc máy bay biến mất.

Ngoài ra, nhà chức trách Trung Quốc cũng nâng cấp năng lực quan sát vệ tinh của hệ thống định vị Bắc Đẩu nhằm "cung cấp tín hiệu định vị khả tín phục vụ chiến dịch cứu hộ cũng như hỗ trợ liên lạc".

Trước đó, Trung Quốc đã hối thúc Malaysia đẩy mạnh tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777-200ER chở 227 hành khách, với 2/3 trong số đó là người Trung Quốc, và phi hành đoàn gồm 12 người, mất tích hôm 8/3 khi đang trong hành trình từ thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.

Liên quan đến vụ máy bay Malaysia mất tích, các nguồn tin từ ngành du lịch và cảnh sát Thái Lan ngày 11/3 cho biết 2 người, từng sử dụng hộ chiếu đánh cắp để lên chuyến bay số hiệu MH370 hiện vẫn mất tích của Hãng hàng không Malaysia Airlines, đã mua các vé giá rẻ nhất theo gợi ý của một công ty lữ hành Thái Lan.

Trong khi giới chức Malaysia không loại bỏ nghi vấn về một hành động khủng bố, thì phát hiện này gợi ra một khả năng lớn rằng 2 hành khách rời Malaysia bằng hộ chiếu đánh cắp (của một người Italy và một người Áo) này đã không chủ động chọn chuyến bay MH370.

Theo các nguồn tin trên, một người đàn ông Iran ở Malaysia đã đặt mua vé cho 2 người này tại một công ty lữ hành ở Pattaya (Thái Lan), đồng thời yêu cầu công ty này tìm các chặng bay rẻ nhất xuất phát từ thủ đô Kuala Lumpur tới Frankfurt (Đức) và Copenhagen (Đan Mạch). Sau đó, công ty này đã giới thiệu các chặng bay quá cảnh Bắc Kinh trên các chuyến bay của Hãng hãng không China Southern Airlines và đã bán với giá 25.500 baht/vé vào ngày 6/3. Một người đàn ông Iran khác sống ở Pattaya đã thanh toán và lấy số vé này.

Trước đó, người đàn ông Iran sống ở Malaysia cũng đã đặt mua các vé máy bay bằng tên của hai người bị mất hộ chiếu, song cuối cùng số vé này đã bị hủy do không được thanh toán. Lúc đặt mua vé, người đàn ông này đã chọn các hãng hàng không còn chỗ trống: một vé của Hãng Emirates Airline đi Frankfurt, một vé của Hãng Qatar Airways đi Amsterdam (Hà Lan).


T.N (Theo Reuters/Kyodo)
Mở rộng vùng tìm kiếm máy bay mất tích
Mở rộng vùng tìm kiếm máy bay mất tích

Sáng 10/3, thủy phi cơ DHC6 của Quân chủng Hải quân Việt Nam tiếp tục cất cánh từ cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) bay ra vùng biển nghi vấn máy bay Malaysia gặp nạn để tìm kiếm, đặc biệt là xác định rõ vật thể được phát hiện chiều 9/3, nghi vấn là mảnh vỡ của máy bay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN