Sau cuộc hội đàm với tân Tổng thống Moldova, bà Maia Sandu, người đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi trở thành tổng thống vào cuối năm 2020, ông Zelensky cho rằng EU cần "chú ý nhiều hơn" đến các quốc gia tại khu vực Đông Âu, những quốc gia đang tìm cách phát triển quan hệ gần gũi hơn với Brussels, trong đó có Ukraine và Moldova - khi đề cập đến "việc mua chung và cung cấp vaccine".
Tính đến ngày 12/1, Ukraine, quốc gia có 40 triệu dân với hệ thống y tế xuống cấp, đã ghi nhận hơn 1,1 triệu trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 20.019 ca hợp tử vong. Tuần trước, 13 nước thành viên EU đã thúc giục Brussels giúp các nước láng giềng phía Đông của khối tiêm chủng. Bulgaria, Croatia, Ba Lan và các quốc gia khác đã đưa ra lời kêu gọi trong một lá thư chung gửi Ủy ban châu Âu, nói rằng: "EU phải vượt ra ngoài các sáng kiến hiện nay". Mặt khác, một số chính trị gia ở Ukraine đã vận động hành lang để đưa vaccine Sputnik V do Nga phát triển vào tiêm chủng.
Trong khi đó, Moldova dự kiến sẽ nhận được lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của mình vào cuối tháng 1/2021 thông qua cơ chế Covax - một sáng kiến được thiết lập nhằm đảm bảo các quốc gia có thu nhập thấp hơn được tiếp cận vaccine công bằng.