Tổng thống Putin dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước này trong những năm tới sẽ đạt tăng trưởng tích cực. 

Chú thích ảnh
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) tại Kyrgyzstan ngày 9/12, ông Vladimir Putin cho hay GDP của Nga sẽ chỉ giảm 2,9% trong năm nay, đồng thời đưa ra dự đoán về những động lực tích cực trong tương lai.  

Đối với sự phát triển của nền kinh tế Nga nói chung, theo ông, mức suy giảm kinh tế sẽ dưới 20%, trong khi mức suy thoái của năm 2023 dự kiến chỉ 0,9% và tình hình sẽ tiếp tục được cải thiện.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết chính phủ sẽ tiếp tục triển khai biện pháp giảm lạm phát hiện nay, vốn đã cho thấy xu hướng giảm rõ rệt. Vào cuối năm nay, tỷ lệ này có thể giảm xuống mức chấp nhận được là 12,2%. Cho đến cuối quý đầu tiên của năm 2023, tỷ lệ này được dự đoán sẽ giảm xuống 5% hoặc thấp hơn.

Tại sự kiện trên, Tổng thống Putin cũng đề cập đến tỷ lệ lạm phát kỷ lục trên toàn khu vực Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là mức cao ngất ngưởng ở một số quốc gia thành viên. Ông cho biết những chỉ số như vậy đã không xảy ra trong nhiều thập kỷ.

Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng hoạt động kinh tế mạnh mẽ của Nga rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia tham gia Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) do có sức ảnh hưởng quan trọng đến các nền kinh tế kinh tế khác của khối này. 

Ông kêu gọi EAEU dỡ bỏ các biện pháp rào cản hải quan và hành chính vì chúng cản trở thương mại tự do giữa các quốc gia.

EAEU được thành lập vào năm 2015 dựa trên Liên minh Hải quan giữa Nga, Kazakhstan và Belarus, sau đó có Armenia và Kyrgyzstan cùng tham gia. Năm 2016, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia ngoài khu vực đầu tiên trở thành thành viên của khối thương mại này. Liên minh này được thành lập để đảm bảo sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và người lao động giữa các quốc gia thành viên.

Đức Trí/Báo Tin tức (Theo RT)
Danh sách các nước áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga tiếp tục kéo dài
Danh sách các nước áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga tiếp tục kéo dài

Sau khi Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cùng Australia áp giá trần đối với dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển, danh sách các nước có động thái tương tự cũng kéo dài.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN