Tổng thống Myanmar sắp có chuyến thăm lịch sử tới Mỹ

Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ tiếp đón Tổng thống Myanmar trong chuyến thăm lịch sử ngày 20/5 tới. Đây là động thái của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm khích lệ chính quyền Myanmar trước những cải cách đang được tiến hành ở một nhà nước từng bị cô lập trong thời gian dài này.

Người dân Myanmar sơ tán tới trại tị nạn ở ngoại ô Sittwe, ngày 15/5, để tránh bão Mahasen. Ảnh: AFP-TTXVN


Tổng thống Thein Sein, một cựu tướng lĩnh đã từng khiến rất nhiều người chỉ trích khi bất ngờ bắt đầu tiến hành những cải cách dân chủ, sẽ là nhà lãnh đạo Myanmar đầu tiên tới thăm Washington kể từ năm 1966. Chuyến thăm này sẽ diễn ra trong bối cảnh có những quan ngại về tình trạng bạo lực sắc tộc ở Myanmar và lo ngại về cơn bão Mahasen được dự báo sẽ đổ bộ vào khu vực nơi có hàng nghìn người Myanmar đang sống trong cảnh vô gia cư sau cuộc bạo động.

Nhà Trắng cho biết ông Obama sẽ đặt câu hỏi với người đồng cấp về việc Mỹ có thể giúp gì Myanmar trong bối cảnh "còn rất nhiều thách thức cản bước các nỗ lực nhằm thúc đẩy dân chủ, giải quyết mâu thuẫn sắc tộc ở đất nước này". Tuyên bố của Nhà Trắng hôm 15/5 có đoạn: "Chuyến thăm của Tổng thống Thein Sein cho thấy rõ cam kết của Tổng thống Obama trong việc giúp đỡ các chính phủ đã có quyết định quan trọng theo đuổi cải cách".

Chuyến thăm này diễn ra sau chuyến công du của ông Obama tới Myanmar hồi tháng 11/2012. Chính quyền Obama đã cho tạm ngừng hầu hết các lệnh cấm vận với Myanmar như một phần của nỗ lực ngoại giao mà Mỹ khởi xướng năm 2009 để khuyến khích cải cách ở đất nước Đông Nam Á này.

Tuyên bố của Mỹ cũng nhắc tới ông Thein Sein là Tổng thống của "Myammar", không phải là "Burma" - một danh từ chính phủ Mỹ thường xuyên sử dụng trước đây. Các nhà lãnh đạo của nước này từ lâu chủ trương sử dụng tên nước là "Myanmar" thay vì tên cũ thời thuộc địa thường được nhiều người sống lưu vong trong đó có lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi sử dụng. Caitlin Hayden, nữ phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia thuộc Nhà Trắng, cho biết Mỹ vẫn coi "Burma" là tên gọi của quốc gia Đông Nam Á này song đã bắt đầu "sử dụng một cách giới hạn" tên gọi "Myanmar" trong "những hoàn cảnh thích hợp".

Kể từ khi ông Thein Sein lên cầm quyền, Myanmar đã phóng thích hàng trăm tù nhân chính trị, nới lỏng kiểm duyệt báo chí và cho phép bà Suu Kyi - người đoạt giải Nobel hòa bình đã từng bị quản thúc trong hai thập kỷ qua - được tham gia Quốc hội.



TTXVN/Tin Tức
Myanmar điều quân đội tới khu vực bạo loạn
Myanmar điều quân đội tới khu vực bạo loạn

Sau 3 ngày bạo động giữa người Phật giáo và Hồi giáo khiến ít nhất 32 người thiệt mạng, quân đội Myanmar ngày 23/3 đã kiểm soát được thị trấn Meiktila ở miền trung.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN