Cả ông Zuma và các luật sư của ông đều vắng mặt tại phiên tòa trực tuyến của Tòa án Hiến pháp.
Số án phí trên bao gồm cả chi phí phải trả cho hai luật sư. Tòa cũng cũng giữ nguyên các bản án của hai tòa cấp dưới, theo đó ông Zuma phải dùng tiền túi của mình để thanh toán án phí.
Trước đó, ông Zuma kháng cáo chống lại bản án của Tòa thượng thẩm năm 2018, lập luận rằng ông vẫn ở trên cương vị tổng thống vào thời đểm đó, nên nhà nước phải thanh toán án phí. Tuy nhiên, các bên nguyên đơn gồm 2 đảng phái đối lập và Hội đồng về sự tiến bộ của hiến pháp Nam Phi (Casac) cho rằng ông Zuma thậm chí không nộp đủ các tài liệu được yêu cầu để tranh tụng.
Phán quyết trên đã "giáng một đòn” mới vào vị cựu tổng thống 79 tuổi này, người cũng đang phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng tại phiên tòa hình sự liên quan đến một thỏa thuận mua bán vũ khí mờ ám. Phiên tòa đã bắt đầu ngày 25/5 vừa qua sau 2 thập kỷ bị trì hoãn.
Ông Zuma bác bỏ 16 cáo buộc tham nhũng, hối lộ và lừa đảo liên quan đến hợp đồng mua máy bay chiến đấu, tàu tuần tra và thiết bị quân sự năm 1999 từ 5 công ty sản xuất vũ khí của châu Âu trị giá 30 triệu rand (khi đó gần tương đương 5 tỷ USD). Tháng 4 vừa qua, Tòa Phúc thẩm Tối cao đã bác đơn kháng cáo của ông Zuma về yêu cầu thanh toán án phí cho phiên tòa này. Ông Zuma cũng đang tìm cách đảo ngược phán quyết của Tòa thượng thẩm ở Pretoria yêu cầu ông nộp lại nhà nước hơn 16 triệu rand (1,16 triệu USD) các chi phí pháp lý.
Ông Zuma là Tổng thống Nam Phi từ năm 2009, đã buộc phải từ chức vào năm 2018 trước sức ép của chính đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC).