Thủ tướng Abe nêu 8 kịch bản phòng vệ tập thể

Trong phiên họp đầu tiên ở quốc hội đầu tiên kể từ khi Nội các Nhật Bản giải thích lại quyền phòng vệ, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra tiêu chí mới để quyết định đâu là mối nguy buộc Nhật Bản sử dụng vũ lực để hỗ trợ đồng minh.

Phát biểu trước Ủy ban Ngân sách Hạ viện hôm 14/7, ông Abe đã nêu ra 8 kịch bản có thể viện đến quyền phòng vệ tập thể, nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện cứng được Nội các nước này thông qua hôm 1/7: Một là, một đồng minh hoặc một quốc gia bạn bè bị tấn công; Hai là, cuộc tấn công đó đặt ra mối đe dọa rõ ràng đối với sự tồn tại của nước Nhật; Và ba là, cuộc tấn công đe dọa hủy hoại quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc của người dân. Lời giải thích này được đưa ra sau khi phái đối lập tại Quốc hội tỏ ý nghi ngại trước bước thay đổi quan trọng trong chính sách an ninh của Nhật Bản.

Thủ tướng Shinzo Abe giải thích những thắc mắc của các nghị sĩ đối lập hôm 14/7. Ảnh: Nikkei.com


Theo ông Abe, Nhật Bản sẽ không triển khai quân để đối phó với một đòn tấn công của một tổ chức khủng bố quốc tế nhằm vào đồng minh Mỹ, tương tự vụ 11/9/2001. Việc Tokyo sử dụng quyền phòng vệ tập thể trước các cuộc tấn công nhằm vào các nước ngoài Mỹ “sẽ rất hạn chế”.

Liên quan đến tiêu chí “mối đe dọa đối với sự tồn tại của nước Nhật”, Thủ tướng Abe đã đưa ra nội dung để xác định đâu là tình huống chứa đựng “mối đe dọa rõ ràng” đối với lợi ích của Nhật Bản. Cụ thể như sau: Ý định và khả năng của nước thủ địch; tình huống leo thang diễn ra ở đâu; quy mô, hình thức và diễn biến; khả năng các thành động thù địch lan tới Nhật và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân Nhật. Tựu trung lại, những tình huống như thế này được Thủ tướng Abe mô tả là “một cuộc tấn công vũ trang của nhằm vào một quốc gia xung quanh, mà nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến một cuộc tấn công nhằm vào Nhật Bản”.

Phụ theo lời giải thích này của ông Abe, ông Yusuke Yokobatake, người đứng đầu Văn phòng luật pháp Nội các nói trước Ủy ban Ngân sách Hạ viện rằng: Việc sử dụng quyền phòng vệ tập thể sẽ được luật hóa. 3 điều kiện cứng có thể sẽ được ghi trong luật, xem đây là cách hạn chế lạm dụng.

Những phát biểu trên đây dường như đã làm hài lòng nhiều nghị sĩ. Ông Kazuo Kitagawa, Phó Chủ tịch đảng Công Minh mới (New Komeito) cho biết, “chúng tôi đã được giải thích rõ đâu là mối đe dọa rõ ràng. Thủ tướng Abe đã đưa ra những nền tảng cơ bản cho những quyết định có tính mục đích, hợp lý, không có biểu hiện tiếm quyền của chính phủ”.

Hoài Thanh (Theo Nikkei)

Quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản ảnh hưởng Trung Quốc ra sao?
Quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản ảnh hưởng Trung Quốc ra sao?

Hậu quả lớn đầu tiên là Nhật Bản giờ đây có thể gần gũi hơn với Australia, Ấn Độ và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong các vấn đề an ninh nhằm tạo ra một hệ thống kiểm soát và chống Trung Quốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN