Thị trường dầu mỏ trước nỗi lo làn sóng COVID-19 thứ hai từ Trung Quốc

Là nước nhập khẩu ròng dầu mỏ và các sản phẩm chế từ dầu mỏ lớn nhất thế giới từ tháng 9/2013, bất kỳ biến động nào về cầu dầu mỏ tại Trung Quốc đều gây ra những tác động tức thời, nổi bật đến thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Chú thích ảnh
Một tàu chở dầu đang cập cảng Đại Liên, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Thoát khỏi các biện pháp đóng cửa vì đại dịch sớm hơn các nước khác, Trung Quốc có điều kiện nối lại các hoạt động kinh tế, đi lại. Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại đại lục vì thế cũng phục hồi nhanh chóng, đạt tới 90% ngưỡng trước thời điểm đại dịch xuất hiện. 

Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch COVID-19 mới tại Bắc Kinh sau hơn 50 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng đã gây ra tâm lý lo ngại về làn sóng COVID-19 thứ hai tại Trung Quốc, ảnh hưởng đến tiêu thụ dầu khí của nước này, đẩy thị trường thế giới vào một đợt giảm giá mới. 

Tính tới thời điểm này, chính quyền Bắc Kinh dường như đang áp dụng chiến lược đóng cửa “từng phần” vốn được sử dụng để xử lý các đợt bùng phát dịch tại miền bắc Trung Quốc trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua.

Tuy nhiên, nếu các biện pháp “Cấp độ 2”, tức chỉ tập trung khoanh vùng khu vực trợ Tân Phát Địa vốn được cho là nơi khởi phát dịch, và vùng lân cận kết hợp với xét nghiệm diện rộng, truy dấu mà không kiềm chế được dịch vào giữa tháng 7, rất có thể thành phố sẽ phải chuyển sang nhóm biện pháp đóng cửa “Cấp độ 1”, gắn với hạn chế, cấm đoán đi lại. 

Hiện tại, chưa có chỉ dẫn chính thức của chính quyền về căn cứ để dịch chuyển từ đối phó “Cập độ 2” lên “Cấp độ 1”. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định có hai căn cứ để xem xét. Một là, xuất hiện các ổ dịch mới không liên quan đến ổ dịch hiện nay thông qua biện pháp truy vết.

Tính đến thời điểm này, đa phần những ca được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Bắc Kinh đều là những người có liên quan đến chợ Tân Phát Địa. Nhân tố thứ hai chính là số mắc mới vượt trên 100 ca/ngày và kéo dài trong 3 ngày liên tiếp – biến số cũng chưa xuất hiện trong đợt bùng phát dịch vừa qua ở Bắc Kinh. 

Trong điều kiện dịch bệnh không phát triển tới ngưỡng buộc Trung Quốc phải sử dụng nhóm biện pháp “Cấp độ 1”, triển vọng về cầu dầu mỏ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong vài tháng tới là “tích cực”. Một số hãng tư vấn độc lập cho rằng, tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc trong trường hợp này tăng khoảng 2% trong 6 tháng cuối năm, đạt ngưỡng 13,5 triệu thùng/ngày, chủ yếu đến từ hoạt động vận tải, sản xuất công nghiệp.

Theo ông Bo Zhuang, kinh tế gia trưởng và là Giám đốc bộ phận nghiên cứu Trung Quốc tại hãng tư vấn TS Lombard có trụ sở ở Singapore, trong tháng 4 và tháng 5, khi Trung Quốc vận hành biện pháp kiểm soát dịch ở “Cấp độ 2”, sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ tiếp tục hồi phục. 

Thế nhưng, tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nếu COVID-19 lây lan sang các tỉnh lân cận thủ đô Bắc Kinh, buộc phải áp đặt biện pháp đóng cửa “Cấp độ 1”.

Ông Bo nhìn nhận, kiềm chế ổ dịch ở Bắc Kinh là thuốc thử liều cao nhất đối với năng lực xử lý đại dịch của chính quyền Trung Quốc sau vụ ở Vũ Hán, bởi Bắc Kinh thủ đô, trung tâm chính trị, nơi cả thế giới luôn dõi nhìn”. Chính quyền sẽ dành mọi nguồn lực, ưu tiên để dập dịch và vì thế khả dịch phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở Bắc Kinh chỉ có xác suất khoảng 10%. 

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Oilprice)
Nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc từ Saudi Arabia tăng kỷ lục
Nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc từ Saudi Arabia tăng kỷ lục

Nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc lên mức cao nhất trong tháng 5 vừa qua, trong đó nhập khẩu từ Saudi Arabia lên mức kỉ lục – gần gấp đôi so với mức sản lượng cùng kì.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN