Cuộc đối thoại đã thu hút sự tham dự của đông đảo học giả, chuyên gia nghiên cứu Ấn Độ cùng các đại diện ngoại giao đoàn của nhiều nước như Trung Quốc, Mỹ, Nga và các nước ASEAN...
Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ Tôn Sinh Thành cũng tham dự cuộc đối thoại và có bài phát biểu quan trọng về thách thức an ninh đối với hòa bình và ổn định khu vực, nhất là vấn đề Biển Đông.
Đại sứ Tôn Trung Thành phát biểu tại buổi đối thoại. |
Phát biểu khai mạc, ông K. N. Tilak Kumar cho biết so với cuộc đối thoại lần thứ thứ nhất với chủ đề “Định hình thế kỷ 21: Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc” diễn ra năm ngoái, cuộc đối thoại năm nay có phạm vi thảo luận rộng hơn.
Ông Kumar nhấn mạnh thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của châu Á, cụ thể hơn là thế kỷ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương do nhiều nước ở vành đai Thái Bình Dương sẽ có ảnh hưởng lớn đối với thế giới trên tất cả các lĩnh vực trong nhiều thập niên tới. Ngoài Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc,...
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng là một khối thương mại năng động và sớm trở thành một khối kinh tế hội nhập sâu rộng hơn.
Những đặc điểm chính trị và chiến lược cũng như các mối quan hệ phụ thuộc của những nước này và các nước khác trong khu vực sẽ định hình thế kỷ 21. Nhiều nước trong số trên bị ràng buộc bởi các hiệp định thương mại và mối quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn nhau.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một sự thúc đẩy lớn về thương mại cho những nước tham gia hiệp định. ASEAN và sáu nước đối tác, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, đang thương lượng về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Khu vực này đang hướng tới sự hội nhập kinh tế lớn hơn song các vấn đề an ninh khu vực cũng sẽ có vị trí chủ đạo khi cạnh tranh và ganh đua tăng lên.
Tại cuộc đối thoại, Đại sứ Trung Quốc Nhạc Ngọc Thành đã có bài phát biểu xoay quanh vấn đề khủng bố, biến đổi khí hậu cũng như những thách thức đảm bảo tăng trưởng kinh tế của khu vực.
Phát biểu tại cuộc đối thoại, Đại sứ Việt Nam Tôn Sinh Thành cho biết vào thời điểm Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) kỷ niệm 10 năm ra đời, có nhiều vấn đề mới phát sinh, trong số đó, căng thẳng ở Biển Đông nổi lên là một vấn đề an ninh chủ chốt có thể gây trở ngại cho giấc mơ về một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương.
Đ
ại s
ứ Tôn Sinh Thành bày t
ỏ quan ng
ại v
ề tình hình di
ễn bi
ến ph
ức t
ạp
ở Bi
ển Đông khi mà các ho
ạt đ
ộng bồi đắp, xây đ
ảo nhân t
ạo
và quân sự hóa của Trung Quốc ở khu v
ực này diễn ra trên quy mô lớn chưa từng có, làm trầm trọng thêm những tranh chấp lãnh thổ vốn đã rất phức tạp tại Biển Đông.
Đại sứ nêu rõ các diễn biến trên đây không chỉ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới mà còn có thể sự dẫn đến xung đột do những tính toán sai lầm.
Đại sứ nhấn mạnh hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Biển Đông, là một phần không thể tách rời của hòa bình và an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Đại sứ nhấn mạnh căng thẳng ở Biển Đông không chỉ đe dọa an ninh, an toàn hàng hải, hàng không và thương mại mà còn làm giảm lòng tin chiến lược và gây ảnh hưởng sâu rộng tới hòa bình, an ninh, phát triển và hợp tác trên toàn bộ khu vực Ấn - Á - Thái Bình Dương.
Đại sứ Tôn Sinh Thành tuyên bố Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì nơi đây trên thực tế do Việt Nam sở hữu và quản lý một cách hòa bình và liên tục từ thế kỷ thứ 17.
Đại sứ cũng khẳng định Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông. Việt Nam mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền trong vùng đặc quyền 200 hải lý và thềm lục địa của mình theo UNCLOS 1982.
Đại sứ đã kêu gọi tất cả các bên liên quan nghiêm chỉnh tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 để đảm bảo hòa bình, an ninh hàng hải và tự do đi lại ở Biển Đông, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ không ngừng nỗ lực để biến Biển Đông thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển; giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Đại sứ cho rằng đây cũng là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực, do vậy Việt Nam hoan nghênh và hy vọng sự can dự mang tính xây dựng của tất cả các bên liên quan để góp phần thực hiện giấc mơ về một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương.
Bên lề cuộc đối thoại, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Baladash Ghoshal, chuyên viên cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình và xung đột (IPCS) và Giáo sư GVC Naidu thuộc Đại học Jawaharlal Nehru. Giáo sư Ghoshal cho rằng vấn đề Biển Đông là một trong những thách thức an ninh lớn nhất của khu vực và khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh và kinh tế.
Do đó, để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực đòi hỏi phải có sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, kể cả các quốc gia đã phát triển cũng như đang nổi lên hiện nay. Ngoài ra, việc các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cùng thảo luận và ký một Bộ quy tắc ứng xử (COC) sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.
Trong khi đó, Giáo sư GVC Naidu đến từ Đại học Jawaharlal Nehru cho rằng cuộc đối thoại lần này đã thảo luận nhiều vấn đề, từ kinh tế cho đến các thách thức an ninh, nhất là tranh chấp tại Biển Đông đang nổi lên hiện nay. Theo Giáo sư Naidu, thách thức an ninh và kinh tế là không thể tách rời nhau và cần thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước trong việc tìm kiếm giải pháp để giải quyết các thách thức này, hướng tới xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Về vai trò của Việt Nam trong chính sách “Hành động phía Đông” của Ấn Độ, Giáo sư Ghoshal cho rằng Việt Nam là một phần quan trọng trong chính sách “Hành Động phía Đông của Ấn Độ” vì mối quan hệ truyền thống lâu đời cũng như sự gắn kết chặt chẽ về chính trị, kinh tế và văn hóa giữa hai nước.
Còn Giáo sư Naidu cho biết Ấn Độ chưa tham gia TPP vì lo ngại đến các tiêu chuẩn cao của hiệp định này. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đang thúc đẩy các cuộc đàm phán, tăng cường hợp tác kinh tế và ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) với các nước trong khu vực, trong đó việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam có ý nghĩa quan trọng cho sự tham gia cũng như kết nối Ấn Độ với các nước trong khu vực.
Ngoài phiên khai mạc, hai phiên thảo luận với chủ đề “Quản lý an ninh khu vực trong thời kỳ hội nhập” và “Động lực kinh tế và thương mại của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang lên”, cuộc đối thoại đã thu hút được sự tham dự và đưa tin của các phóng viên và các hãng truyền thông tại địa bàn.