Thách thức chính trị mới với Tổng thống Mỹ Biden do xung đột Nga-Ukraine

Với việc cấm Mỹ nhập khẩu dầu của Nga, Tổng thống Joe Biden hy vọng rằng lệnh trừng phạt này xứng đáng với thách thức chính trị mà ông phải đối mặt ở trong nước, nơi giá xăng đã phá vỡ kỷ lục và có khả năng còn leo thang hơn nữa.

Theo hãng tin AP ngày 9/3, giá xăng tăng cao đặt ra một thách thức mới đối với Tổng thống Joe Biden. Chính quyền Mỹ đang đối mặt với việc phải cân bằng mối lo ngại về chi phí phát sinh từ việc khai thác thêm dầu ở Mỹ trước lời kêu gọi của cả hai đảng trong Quốc hội nhằm tăng cường các hình phạt đối với Nga liên quan đến xung đột ở Ukraine.

Chú thích ảnh
Tổng thống M ỹJoe Biden. Ảnh: AP

Khi công bố lệnh cấm Mỹ nhập khẩu dầu của Nga mới đây, ông Biden đã thẳng thừng cảnh báo rằng mặc dù động thái này sẽ gây tổn hại cho Nga, nhưng “Mỹ cũng sẽ phải trả giá”. Ông Biden đã đổ lỗi cho điều này bằng cách gọi nó là “sự tăng giá do Tổng thống Nga Putin”.

Sau đó, khi đến thăm Texas, nhà lãnh đạo Mỹ được hỏi liệu ông có thông điệp gì cho người dân Mỹ về giá xăng hay không, Tổng thống Biden trả lời: “Giá sẽ tăng. Không thể làm gì nhiều ngay bây giờ. Nga phải chịu trách nhiệm".

Đó là thông điệp mà ông Biden có thể phải nhấn mạnh nhiều lần trong những ngày tới khi người dân Mỹ chịu tác động từ cú sốc giá xăng tăng nhanh, đạt mức trung bình kỷ lục 4,17 USD/gallon hôm 8/3. Giá xăng tăng cùng với những lo ngại về chi phí leo thang của các hàng hóa khác, có thể gây ra những khó khăn mà đảng Dân chủ đối mặt trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra vào cuối năm nay .

Nói về lệnh cấm nhập khẩu dầu của Mỹ từ Nga, lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer cho biết: "Đối với nhiều người trong cuộc họp kín của chúng tôi, và ở khía cạnh khác, đó là một vấn đề đạo đức. Chúng tôi không muốn tiếp sức cho nỗ lực của Nga".

Tuy nhiên, các đảng viên Cộng hòa hàng đầu vẫn đổ lỗi cho Tổng thống Biden vì giá khí đốt tăng cao, đồng thời công kích Nhà Trắng vì đã thúc đẩy các biện pháp môi trường chống biến đổi khí hậu mà họ cho rằng đã làm tổn hại đến sản xuất năng lượng của Mỹ ở trong nước, gây ra vấn đề tăng giá nhiên liệu.

Trong khi đó, cũng có nhiều thành viên của đảng Cộng hòa đã hối thúc Tổng thống Biden cắt giảm nhập khẩu dầu của Nga, một yếu tố góp phần gây ra sự biến động của thị trường. Năm ngoái, Mỹ đã nhập khẩu gần 700.000 thùng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế từ Moskva mỗi ngày.

Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa August Pfluger, người đại diện cho một nhóm dầu mỏ ở Tây Texas, gọi việc cấm nhập khẩu dầu của Nga là “tuyệt vời” và cũng là “bước đỡ tệ hại hơn”. Ông Pfluger nói: “Đã đến lúc giải phóng dầu và khí đốt của Mỹ, cho rằng việc Nhà Trắng “tấn công vào ngành dầu khí đã tạo ra một điểm yếu của Mỹ”.

Hiện ông Biden đang bị kẹt ở giữa phần lớn công chúng Mỹ, vốn bị giằng xé giữa việc muốn ủng hộ Ukraine và chi tiêu có nguy cơ bị siết chặt hơn nữa. Một cuộc thăm dò ý kiến ​​của Đại học Quinnipiac được công bố đầu tuần này (trước thông báo cấm nhập khẩu từ Nga của ông Biden) cho thấy rằng cứ 10 người Mỹ thì có tới 7 người được hỏi ủng hộ "lệnh cấm đối với dầu của Nga", ngay cả khi điều đó có nghĩa là giá khí đốt cao hơn.

Nhưng nhiều người cho rằng cú sốc này đặt ra một thách thức khó giải quyết. “Chuyện này có thể tiếp diễn trong bao lâu? Liệu chúng ta có sẵn sàng trả thêm tiền do giá xăng tăng hay không? Điều này sẽ không bền vững", Vikas Grover, một tài xế ở Washington, thắc mắc trước thông báo về lệnh cấm của Nhà Trắng.

Samantha Gross, Giám đốc Sáng kiến ​​An ninh Năng lượng và Khí hậu tại Viện Brookings nhận định giá khí đốt đã tăng lên khi thị trường toàn cầu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng khi đại dịch COVID-19 dần được kiểm soát, giá xăng dầu cũng tăng hơn nữa do lo ngại về nguồn cung quốc tế trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine.

Tuy nhiên, ngay cả khi ông Biden nới lỏng các quy tắc về môi trường, sản lượng dầu và khí đốt tự nhiên trên khắp nước Mỹ có thể vẫn không thể tăng đủ nhanh để kiềm chế giá xăng hiện đang tăng vọt. Theo chuyên gia Gross, Chính quyền Biden có thể khai thác nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ, như đã từng thực hiện để làm dịu giá tăng trong tháng 11/2021. Nhà Trắng cũng thông báo họ đã cam kết giải phóng hơn 90 triệu thùng dầu từ kho dự trữ trong năm tài chính này.

“Trong ngắn hạn, đó là cách để giúp giảm giá. Nhưng về lâu dài, nếu cuộc xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn, thì đó là một tình huống khó khăn đối với Tổng thống Biden”, chuyên gia Gross kết luận.

Công Thuận/Báo Tin tức
Mỹ cân nhắc trừng phạt tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom 
Mỹ cân nhắc trừng phạt tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom 

Một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/3 cho biết Mỹ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với nhà cung cấp năng lượng hạt nhân Rosatom (Nga), song quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN