"Thứ nhất, Ngoại trưởng Kuleba bày tỏ Ukraine đề xuất tổ chức 'hội nghị thượng đỉnh hòa bình' vào tháng 2/2023. Thứ hai, Bộ Ngoại giao Ukraine đã đưa ra một tuyên bố rằng Nga là một thành viên bất hợp pháp của Liên hợp quốc (LHQ), thúc giục các quốc gia thành viên Liên hợp quốc trục xuất Liên bang Nga khỏi Hội đồng Bảo an. Nếu chúng ta kết hợp hai thông tin này, rõ ràng chúng mâu thuẫn. Làm gì có 'hội nghị thượng đỉnh hòa bình' mà không có Nga", Phó Đại diện Thường trực Dmitry Polyanskiy viết trên mạng xã hội Telegram ngày 26/12.
Trong đề xuất, khi được hỏi liệu Ukraine có mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh hay không, Ngoại trưởng Kuleba nói rằng Moskva trước tiên sẽ phải đối mặt với việc truy tố tội ác chiến tranh tại một tòa án quốc tế. “Họ chỉ có thể được mời tham gia bước đi này theo cách này".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba cho biết nước này muốn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh "hòa bình" vào cuối tháng 2, tốt nhất là tại một địa điểm của Liên hợp quốc với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đóng vai trò là trung gian hòa giải. Theo văn phòng của Tổng thư ký Guterres, ông sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong hội nghị thượng đỉnh Ukraine chỉ khi tất cả các bên, bao gồm cả Nga, nhất trí với đề xuất đó.
Bình luận về đề xuất của Ngoại trưởng Kuleba, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti rằng Nga “không bao giờ tuân theo các điều kiện do người khác đặt ra. Chỉ có nhận thức chung và riêng chúng ta".
Trong tuần trước, phát ngôn viên của Điện Kremlin cũng cho biết rằng không có kế hoạch hòa bình nào của Ukraine có thể thành công nếu không tính đến “thực tế ngày nay không thể bỏ qua” – ám chỉ yêu cầu của Moskva rằng Ukraine phải công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea, được Nga sáp nhập vào năm 2014, cũng như các lợi ích lãnh thổ khác.