Ông Rodrigo Duterte, người mới nhậm chức Tổng thống Philippines được hơn 2 tháng. Ảnh: Internet |
Ngày
4/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh
Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đầu tiên được tổ chức ở nước
này. Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày tại thành phố Hàng Châu, miền Đông Trung
Quốc.
Trước
đó, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hong Kong (Trung Quốc) dẫn nguồn thạo tin
cảnh báo sau Hội nghị G-20 và trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, Trung
Quốc có thể sẽ cải tạo bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag) mà không cần phải
tránh bất kỳ hành động khiêu khích nào như trước khi diễn ra Hội nghị G-20 nữa.
Cảnh
báo này đang có dấu hiệu trở thành hiện thực khi Tổng thống Philippines Rodrigo
Duterte nhận được thông tin tình báo “khiến người ta bất an”, đó là việc Trung
Quốc đưa một lượng lớn sà lan tới bãi cạn Scarborough, nơi mà hai nước đều tuyên
bố chủ quyền.
Theo
ông Duterte, phía Philippines ngờ rằng Trung Quốc có thể đã bắt đầu lấp biển xây
dựng đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough, cho biết ông sẽ nêu vấn đề này ra
trong cuộc hội đàm song phương Trung-Phi, dự kiến tổ chức vào cuối năm nay ở Bắc
Kinh.
Tiết
lộ của ông Duterte được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tổ chức
ở Lào. Theo hãng tin BBC của Anh, vấn đề Biển Đông dự kiến sẽ nằm trong nghị
trình thảo luận của hội nghị. Vì thế, vấn đề Biển Đông vốn đã nóng giờ càng thu
hút thêm sự quan tâm chú ý của dư luận.
Trả
lời phỏng vấn truyền hình CNN, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Nếu bạn ký
kết một hiệp ước kêu gọi sử dụng biện pháp trọng tài quốc tế giải quyết các vấn
đề trên biển thì dù bạn có lớn hơn Philippines hay Việt Nam hoặc các nước
khác.., đó không phải là lý do để bạn đi khắp nơi phô trương sức mạnh... Bạn phải
tuân thủ luật pháp quốc tế".
Sau
đó, trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Obama đã thẳng thắn trao đổi về phán quyết của Tòa
Trọng tài đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, nhấn mạnh Trung Quốc
với vai trò là một nước tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)
cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này và đối với Mỹ, đây là điều rất
quan trọng để duy trì trật tự quốc tế dựa trên nền tảng luật pháp.
Ngày 12/7, Tòa Trọng tài
theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ra phán quyết
bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Từ đó tới trước thềm
Hội nghị G-20, Trung Quốc đã gửi đi những thông điệp cứng rắn, nhưng trên thực
địa, nước này đã không có các bước leo thang nào đáng kể nào.