Phát triển bộ xét nghiệm phân biệt cúm với COVID-19

Ngày 16/12, công ty công nghệ sinh học bioMerieu của Pháp cho biết đã nhận được giấy chứng nhận đạt chuẩn CE do Liên minh châu Âu (EU) cấp cho bộ xét nghiệm có khả năng phân biệt bệnh cúm thông thường với bệnh COVID-19 và với hai bệnh hô hấp khác có cùng triệu chứng.

Chú thích ảnh
Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN

bioMerieu, đơn vị chuyên về chẩn đoán, lạc quan cho rằng bộ xét nghiệm này sẽ hỗ trợ người bệnh cũng như y bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh nhanh hơn, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.

Sau khi nhận được dấu chứng nhận đạt chuẩn CE, bộ xét nghiệm sẽ được bán tại nhiều nước trên thế giới vốn cũng công nhận chứng nhận này. 

Dựa vào mẫu dịch mũi, bộ xét nghiệm của hãng bioMerieu có thể phát hiện và phân biệt người bệnh bị lây nhiễm các virus cúm A hay cúm B với virus SARS-CoV-2 cũng như virus hợp bào hô hấp (RSV) và virus gây viêm phổi ở người (hMPV) gây các bệnh hô hấp. 

Theo ông François Lacoste, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển của bioMerieux, bộ xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong bối cảnh mùa đông và mùa cúm diễn ra.

* Trong khi đó, Latvia đang đi tiên phong trong việc triển khai máy lấy mẫu xét nghiệm tự động virus SARS-CoV-2 nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm trong quá trình khám bệnh tại các bệnh viện. 

Theo đó, chiếc máy được sơn màu xanh lam, có chiều dài 2 m và chiều rộng 1 m, đã có mặt tại Bệnh viện Đại học Y Pauls Stradins ở thủ đô Riga từ tuần trước. Đây là một trong số 100 máy mà 3 công ty có trụ sở tại Riga lên kế hoạch sản xuất và cũng là máy xét nghiệm kiểu này đầu tiên trên thế giới.

Kể từ đó đến nay, chiếc máy đã thực hiện gần 500 xét nghiệm cho các sinh viên và nhân viên tại bệnh viện này, giúp tiết kiệm nhân lực và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho các y bác sĩ. 

Máy lấy mẫu xét nghiệm tự động SARS-CoV-2  được trang bị một cánh tay robot để phát và thu thập xét nghiệm PCR cho khách hàng. Người dùng có thể chứng kiến toàn bộ quá trình thông qua một cửa sổ bằng kính. Một nhân viên kỹ thuật sẽ đến lấy mẫu xét nghiệm một lần trong ngày và kết quả sẽ được gửi đến khách hàng qua thư điện tử trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ. 

Theo Giáo sư Didzis Gavars thuộc Phòng thí nghiệm E. Gulbja đồng thời là một trong số người sáng chế máy lấy mẫu trên, phương pháp này không chỉ góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh sang nhân viên y tế mà còn giúp tiết kiệm từ 2 đến 5 nhân lực vốn cần có để xử lý các xét nghiệm này. Bên cạnh đó, máy lấy mẫu xét nghiệm hoạt động 24/24 giờ, qua đó tạo thuận lợi và khuyến khích người dân chủ động thực hiện xét nghiệm hơn.

Hiện chi phí thực hiện xét nghiệm ở máy tự động tại Bệnh viện Đại học Y Pauls Stradins được trích từ ngân sách nhà nước, trong khi chi phí để thực hiện tại các máy tự động khác là 53 euro/lần (64 USD).

Thanh Hương (TTXVN)
FDA duyệt bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà, không cần đơn đầu tiên
FDA duyệt bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà, không cần đơn đầu tiên

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 15/12 đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho bộ xét nghiệm bệnh COVID-19 tại nhà, không cần mua theo đơn đầu tiên. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN