Phát ngôn viên Thủ tướng Israel một ngày đăng 2 video giả về Hamas 

Theo Skynews, khi bạo lực bùng phát giữa Israel và các nhóm vũ trang người Palestine ở Dải Gaza, ảnh giả, video giả xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.

Twitter đã gắn cảnh báo về một dòng tweet của ông Ofir Gendelman, phát ngôn viên của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Chú thích ảnh
Ảnh chụp màn hình bài đăng có đoạn video trên tài khoản Twitter của ông Geldelman.

Dòng tweet trên tài khoản có 97.000 người theo dõi của ông này có đoạn video dài 28 giây mà ông nói là ghi lại cảnh lực lượng Hồi giáo Hamas nã rocket về Israel trong vòng xoáy bạo lực đang diễn ra. Ông Gendelman nói rằng đây là bằng chứng tội ác chiến tranh: “Đây là bằng chứng rõ ràng hơn rằng phần tử Hamas khủng bố đã cố tình nã rocket từ khu vực dân cư ở Gaza. Đây là tội ác chiến tranh kinh hoàng”.

Video đã được xem trên 300.000 lần. Trong đoạn video, có cảnh 17 quả rocket được phóng liên tiếp. Sau đó, ba quả rocket được bắn đi xa hơn, rồi một tiếng nổ vang lên trong cùng khu vực.

Chú thích ảnh
Ảnh chụp màn hình đoạn video được đăng trên YouTube nưm 2018.

Tuy nhiên, xuất hiện thông tin cho thấy video này đã được quay cách đó ít nhất 2 năm. Đoạn video này đã được đăng lên YouTube từ năm 2018 và thông tin kèm theo cho biết video được quay ở Daraa, Syria. Dòng tweet của ông Gendelman đã bị xóa.

Cuối ngày hôm đó, ông Gendelman lại chia sẻ một video khác trên TikTok. Ông viết: “Hamas, như thường lệ, đang tìm cách đánh lạc hướng truyền thông và dư luận bằng các vở kịch và giờ Hamas đang quay cảnh người còn sống đóng giả xác chết, nhưng nỗ lực của họ không thuyết phục vì các xác chết lại cử động. Chúng tôi vạch trần lời nói dối của Hamas”.

Chú thích ảnh
Ảnh chụp bài đăng có đoạn video trên tài khoản TikTok của ông Gendelman. 

Tìm kiếm trên TikTok cho thấy video này được đăng từ hồi tháng 3. Tài khoản người đăng cho biết hình ảnh trong video là ở Nazareth, không có bằng chứng rõ ràng liên quan tới Hamas.

Chú thích ảnh
Ảnh chụp bài đăng có bức ảnh phóng viên khóc trên tài khoản của một giáo sĩ.

Ngoài ra, cũng có nhiều tin giả nhằm vào Israel. Một giáo sĩ đã chia sẻ bức ảnh mà ông nói rằng chụp một phóng viên đang khóc ngoài nhà thờ al-Aqsa. Nhà thờ này là nơi xảy ra đụng độ ác liệt giữa cảnh sát Israel và người  biểu tình Palestine.

Chú thích ảnh
Tuy nhiên, bức ảnh này lại được chụp từ năm 2019.

Tuy nhiên, bức ảnh đó được chụp trong giải đấu cúp bóng đá châu Á năm 2019. Facebook đã gắn nhãn “thông tin sai” vào bài đăng của giáo sĩ nói trên.

Thùy Dương/Báo Tin tức
Mỹ rút 120 binh sĩ khỏi Israel giữa xung đột leo thang tại Dải Gaza
Mỹ rút 120 binh sĩ khỏi Israel giữa xung đột leo thang tại Dải Gaza

Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở châu Âu (EUCOM) ngày 13/5 thông báo nước này đã rút khoảng 120 binh sĩ khỏi Israel giữa lúc căng thẳng bạo lực leo thang trong khu vực. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN