Chính phủ Mỹ cho rằng việc quân đội Thái Lan ban bố thiết quân luật phải là tạm thời và không làm xói mòn dân chủ. Binh lính Thái trấn giữ một giao lộ chính ở trung tâm Bangkok ngày 20/5. Ảnh: Reuters
|
Trong
một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết nước
này quan ngại về cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan, đồng thời hối
thúc "tất cả các bên tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, trong đó có tôn
trọng quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi hiểu rằng việc Quân đội Hoàng gia
Thái Lan ban bố thiết quân luật này không phải là một cuộc đảo chính.
Chúng tôi hy vọng quân đội Thái Lan tôn trọng cam kết thực thi hành động
tạm thời này để ngăn chặn tình trạng bạo lực và không làm xói mòn các
thể chế dân chủ. Mỹ cho rằng tất cả các bên phải phối hợp để giải quyết
những bất đồng thông qua đối thoại và tìm ra một con đường tiến lên".
Trong
khi đó, Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là một đối tác
chủ chốt của Thái Lan trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, cũng đã
bày tỏ quan ngại sâu sắc sau khi quân đội Thái Lan ban bố thiết quân
luật ngày 20/5.
Trong một diễn biến khác, Chính phủ tạm quyền Thái
Lan dự kiến sẽ nhóm họp tại một địa điểm bí mật trong ngày 20/5 sau khi
quân đội nước này ban bố thiết quân luật. Phát biểu với các phóng viên,
Suranand Vejjajiva, phụ tá cho Thủ tướng Thái Lan, nói: "Ngài Thủ tướng
đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp nội các khẩn cấp để thảo luận về tình
hình trên. Địa điểm sẽ ở một ngôi nhà an toàn".
Truyền thông địa
phương đưa tin một trung đội quân Thái Lan ngày 20/5 đã nắm quyền kiểm
soát trạm căn cứ vệ tinh Thaicom tại tỉnh Nonthaburi, miền Trung nước
này và đài truyền hình Kênh 11 của Bộ Quan hệ Công chúng tại thủ đô
Bangkok.
T.N (Theo AFP/Reuters/THX)