Pfizer bắt đầu thử nghiệm thuốc kháng COVID đường uống

Tập đoàn dược phẩm Mỹ Pfizer ngày 23/3 thông báo đã bắt đầu cuộc thử nghiệm giai đoạn đầu tại Mỹ liệu pháp kháng virus COVID-19 bằng đường uống.

Chú thích ảnh
Pfizer bắt đầu thử nghiệm thuốc kháng COVID dạng uống. Ảnh minh hoạ 

Theo hãng tin Reuters, Pfizer cho biết, ứng cử viên thuốc kháng virus cho thấy hoạt động mạnh mẽ chống lại SARS-CoV-2, virus gây bệnh COVID-19, trong các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.

Hãng cho hay thuốc có thể được kê đơn cho những bệnh nhân có những dấu hiệu đầu tiên nhiễm virus.

Ứng cử viên thuốc kháng COVID-19 của Pfizer, được đặt tên khoa học là PF-07321332, là một chất ức chế protease, đã có hiệu quả ngăn không cho virus nhân bản trong tế bào.

Công ty cho biết các chất ức chế protease đã có hiệu quả trong điều trị các mầm bệnh virus khác như HIV, virus viêm gan C, bằng cách sử dụng riêng hoặc kết hợp với các loại thuốc kháng virus khác.

Pfizer tin rằng loại thuốc này có thể cung cấp các phương pháp điều trị dung nạp tốt chống lại COVID-19, trong bối cảnh các phương pháp điều trị hiện có trên thị trường, vốn hoạt động trên cùng một dòng, vẫn chưa báo cáo những mối lo ngại về an toàn.

Công ty cũng đang nghiên cứu một ứng cử viên kháng virus SARS-CoV-2 qua tiêm tĩnh mạch trong một thử nghiệm giai đoạn đầu trên bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

“Cùng nhau, cả hai ứng cử viên uống và tiêm tĩnh mạch có tiềm năng tạo ra một mô hình điều trị từ đầu đến cuối, bổ sung cho hoạt động tiêm chủng trong những trường hợp bệnh vẫn xảy ra”, ông Mikael Dolsten, Giám đốc Y tế của Pfizer, cho biết trong một tuyên bố.

Ứng cử viên thuốc mới của Pfizer đứng sau hai liệu pháp kháng virus  đường uống khác, đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trong đó, phương pháp đầu tiên được phát triển bởi đối thủ Merck & Co hợp tác với Ridgeback Bio, và phương pháp thứ hai từ Roche Holding và Atea Pharmaceuticals.

Thuốc remdesivir của Gilead Sciences  hiện là loại thuốc duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận để điều trị COVID-19.

FDA đã cấp phép khẩn cấp cho các liệu pháp tiêm tĩnh mạch từ Eli Lilly - bamlanivimab dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với etesevimab, và một liệu pháp kết hợp từ Regeneron.

Thu Hằng/Báo Tin tức
COVID-19 tại ASEAN hết 23/3: Campuchia miễn phí vaccine cho người nước ngoài; Thái Lan tăng vọt ca nhiễm
COVID-19 tại ASEAN hết 23/3: Campuchia miễn phí vaccine cho người nước ngoài; Thái Lan tăng vọt ca nhiễm

Ngày 23/3, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 13.000 ca mắc mới và 182 ca tử vong. Campuchia triển khai tiêm chủng COVID-19 cho các nhân viên ngoại giao nước ngoài, trong đó có Việt Nam, trong khi Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới vọt lên trên 400 ca/ngày.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN