Những thủ lĩnh chủ chốt đứng sau phong trào Taliban

Dưới đây là 6 thủ lĩnh chủ chốt đứng sau các chiến dịch tấn công của lực lượng Taliban ở Afghanistan. Những nhân vật này có hành tung bí ẩn để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Chú thích ảnh
Các tay súng Taliban giành quyền kiểm soát dinh tổng thống Afghanistan sau khi Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tháo chạy khỏi đất nước, ở Kabul, Afghanistan, hôm 15/8. Ảnh: AP

Theo hãng tin Al Jazeera, Taliban đã liên tục giao tranh với quân chính phủ Afghanistan nhờ sự hẫu thuẫn của phương Tây kể từ khi lực lượng này bị lật đổ vào năm 2001.

Ban đầu, phong trào thu hút các thành viên từ những chiến binh du kích được gọi là “mujahideen” từng tham gia cuộc chiến với chính phủ Cộng hoà Dân chủ Afghanistan do Liên Xô hậu thuẫn trong thập niên 1980. Lực lượng này nhận được sự hỗ trợ của Cục Tình báo trung ương Mỹ và các cơ quan tình báo Pakistan. Hầu hết các thành viên của họ là người Pashtun, nhóm dân tộc lớn nhất trong cả nước. Tên Taliban có nghĩa là “sinh viên” theo tiếng Pashto.

Lực lượng Taliban nổi lên vào năm 1994 với tư cách là một trong những phe chiến đấu trong cuộc nội chiến, tiếp tục kiểm soát hầu hết đất nước vào năm 1996 và áp đặt luật Hồi giáo Sharia. Phe đối lập và các nước phương Tây cáo buộc Taliban thực thi một cách tàn bạo luật Hồi giáo và đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số.

Taliban hiện nay một lần nữa trỗi dậy khi đã giành hoàn toàn kiểm soát Afghanistan nhờ chiến dịch tiến quân chớp nhoáng sau khi Mỹ và các lực lượng nước ngoài rút quân.

Người sáng lập và thủ lĩnh ban đầu của Taliban là Mullah Mohammad Omar, người đã lẩn trốn sau khi Taliban bị các lực lượng địa phương do Mỹ hậu thuẫn lật đổ, sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Nơi ở của Omar bí mật đến nỗi cái chết của ông vào năm 2013 mãi hai năm sau mới được con trai ông xác nhận.

Dưới đây là một số nhân vật chủ chốt đứng sau phong trào Taliban:

Haibatullah Akhunzada

Chú thích ảnh
Akhunzada được cho là khoảng 60 tuổi Ảnh: Reuters

Được biết đến với cái tên “Thủ lĩnh của những người trung thành”, học giả pháp lý Hồi giáo Akhunzada là thủ lĩnh tối cao của Taliban, người nắm quyền cao nhất đối với các vấn đề chính trị, tôn giáo và quân sự của nhóm.

Akhunzada lên nắm quyền sau khi người tiền nhiệm của ông, Akhtar Mansour, bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ gần biên giới Afghanistan - Pakistan hồi năm 2016.

Trong 15 năm, cho đến khi mất tích đột ngột vào tháng 5/2016, Akhunzada đã giảng dạy và thuyết giảng tại một nhà thờ Hồi giáo ở Kuchlak, một thị trấn ở tây nam Pakistan.

Akhunzada được cho khoảng 60 tuổi và hiện chưa rõ tung tích.

Mullah Mohammad Yaqoob

Mullah Mohammad Yaqoob là con trai của người thành lập phong trào Taliban Mullah Omar. Yaqoob chuyên giám sát các hoạt động quân sự của nhóm. Truyền thông địa phương cho biết Yaqoob hiện đang ở Afghanistan.

Yaquoob được cho là thủ lĩnh chung của phong trào Taliban trong nhiều vụ giao tranh liên tiếp. Tuy nhiên, Yaquoob đã từ chức và đề cử Akhunzada lên làm lãnh đạo vào năm 2016 vì cảm thấy bản thân thiếu kinh nghiệm chiến trường và còn quá trẻ, theo một thủ lĩnh Taliban. Yaqoob vào khoảng trên 30 tuổi.

Sirajuddin Haqqani

Chú thích ảnh
Lệnh truy nã Sirajuddin Haqqani của FBI. Ảnh: Reuters

Là con trai của chỉ huy “mujahideen” nổi tiếng Jalaluddin Haqqani, Sirajuddin lãnh đạo Mạng lưới Haqqani, một nhóm được tổ chức lỏng lẻo có nhiệm vụ giám sát các tài sản tài chính và quân sự của Taliban qua biên giới Pakistan - Afghanistan.

Một số chuyên gia cho rằng gia đình Haqqanis đã đưa ra hình thức đánh bom liều chết ở Afghanistan và bị quy trách nhiệm cho một số vụ tấn công quan chức cấp cao ở Afghanistan, bao gồm một cuộc đột kích vào khách sạn hàng đầu của Kabul, vụ ám sát Tổng thống lúc bấy giờ là Hamid Karzai và một cuộc tấn công liều chết nhằm vào Đại sứ quán Ấn Độ.

Haqqani được cho là khoảng 50 tuổi. Hiện không rõ tung tích của người này.

Mullah Abdul Ghani Baradar

Chú thích ảnh
Baradar đứng đầu văn phòng chính trị của Taliban ở Doha, Qatar. Ảnh: Al Jazeera

Là một trong những người đồng sáng lập Taliban, Baradar là thủ lĩnh xuất hiện công khai nhất trong các nhân vật chủ chốt của lực lượng này.

Baradar hiện đứng đầu văn phòng chính trị của lực lượng này và là một thành viên nhóm đàm phán của Taliban ở Doha (Qatar) nhằm đạt thỏa thuận chính trị có thể mở đường cho lệnh ngừng bắn và hòa bình lâu dài hơn ở Afghanistan. Quá trình này đã không đạt được bước tiến đáng kể nào trong những tháng gần đây.

Baradar được cho là một trong những chỉ huy đáng tin cậy nhất của Mullah Omar, đã bị lực lượng an ninh bắt giữ vào năm 2010 ở thành phố Karachi, miền nam Pakistan và được thả vào năm 2018. 

Sher Mohammad Abbas Stanikzai

Chú thích ảnh
Trưởng đoàn đàm phán của Taliban Sher Mohammad Abbas Stanikzai tại cuộc đàm phán hòa bình nội bộ Afghanistan ở Doha. Ảnh: Al Jazeera

Từng là thứ trưởng trong chính quyền của Taliban trước khi bị lật đổ, Stanikzai đã sống ở Doha gần một thập kỷ và trở thành người đứng đầu văn phòng chính trị của nhóm này vào năm 2015. Nhân vật này từng tham gia vào các cuộc đàm phán với Chính phủ Afghanistan và đại diện cho Taliban trong các chuyến đi ngoại giao tới một số quốc gia.

Abdul Hakim Haqqani là trưởng nhóm đàm phán của Taliban. Cựu chánh án của Taliban đứng đầu hội đồng các học giả tôn giáo quyền lực của phong trào và được nhiều người cho là người mà lãnh đạo Akhunzada tin tưởng nhất.

Hải Vân/Báo Tin tức
Tình báo Mỹ đã sai về Afghanistan?
Tình báo Mỹ đã sai về Afghanistan?

Khi Taliban tiến quân vào Kabul trong thời gian ngắn sau khi Mỹ rút binh sĩ từ Afghanistan về nước, nhiều người dân Mỹ tự hỏi rằng lý do nào khiến chính quyền Tổng thống Joe Biden từng tự tin nói rằng Kabul sẽ không dễ dàng sụp đổ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN