Nhật Bản sẽ 'tố' Trung Quốc ở Đối thoại Shangri-La 2014

Thủ tướng Shinzo Abe sẽ sử dụng bài phát biểu tại Diễn đàn quốc phòng châu Á tuần này để tạo lập hình ảnh nước Nhật như là một đối trọng đối trước một Trung Quốc, trong bối cảnh khu vực đang bị phủ bóng bởi tranh chấp lãnh hải.

Tờ Sankei Shimbun bình luận: Với tư cách là khách mời, diễn giả chính, Thủ tướng Abe trong bài phát biểu đề dẫn tại Đối thoại Shangri-la 2014 (tại Singapore) tuyên bố Nhật Bản và đồng minh Mỹ luôn sẵn sàng thúc đẩy hợp tác an ninh chung với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông cũng đề cập đến Trung Quốc mà chắc chắn rằng những lời lẽ chỉ trích này liên quan đến các tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Thủ tướng Shinzo Abe sẽ có bài phát biểu đề dẫn quan trọng tại Đối thoại Shangri-la 2014. Ảnh: IISS


Còn hãng tin Kyodo cho biết: Trong bài phát biểu đề dẫn này, ông Abe sẽ hối thúc Trung Quốc tôn trọng luật pháp, khi mà nhiều quốc gia trong khu vực bị ám ảnh bởi việc nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang “vui thích” thể hiện sức mạnh của mình. Ông cũng sẽ kêu gọi các cuộc “đàm phán xây dựng” để mang lại hòa bình và an ninh tại khu vực.

Koichi Nakano, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Shophia/Tokyo chia sẻ, Thủ tướng Nhật có thể tuyên bố mục tiêu: Tokyo muốn đóng một vai trò tích cực hơn ở châu Á với việc sử dụng liên minh Mỹ - Nhật làm nền tảng. Tuy nhiên, dù mở rộng cánh cửa với ASEAN, ông Abe cũng sẽ rất khéo léo hành xử, không đẩy các quốc gia thành viên khối này rơi vào tình thế buộc phải lựa chọn giữa Tokyo và Bắc Kinh. 

Về phần mình, Trung Quốc đã có chuẩn bị sẵn. Sau 12 kì Đối thoại Shangri-la được tổ chức, lần đầu tiên Trung Quốc cử các quan chức ngoại giao tới dự diễn đàn kéo dài trong 3 ngày, khai mạc vào ngày mai, 30/5. Phái đoàn Trung Quốc sẽ do bà Phó Oánh (Fu Ying), cựu Thứ trưởng ngoại giao, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nổi tiếng là người “cứng rắn”, dẫn đầu. Về phía quân đội, Phó Tổng tham mưu trưởng Vương Quán Trung sẽ dẫn đầu một đoàn đại biểu 11 tham dự Đối thoại năm nay.

Dư luận nhìn nhận, việc Trung Quốc chuyển từ thái độ quan sát “thụ động” sang tham dự “tích cực” tại Shangri-la 2014 là để có điều kiện “bao biện” các đối sách Bắc Kinh đang thực thi, trong bối cảnh mối quan hệ với Washington và nhiều nước láng giềng trong khu vực ngày càng xấu đi.



Hoài Thanh (SCMP, Newstraitsimes)

Nhật Bản hối thúc Trung Quốc kiềm chế trên Biển Đông
Nhật Bản hối thúc Trung Quốc kiềm chế trên Biển Đông

Nhật Bản đã hối thúc Trung Quốc kiềm chế trên Biển Đông, sau khi xuất hiện các thông tin cho biết một tàu cá của Việt Nam đã bị một tàu cá Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển này hôm 26/5.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN