Một trong đó là dân số thế giới đã tăng trở lại từ năm 2015 sau nhiều thập kỷ giảm. Theo đà hiện nay, dân số thế giới vào năm 2030 sẽ lên tới 8,5 tỷ người từ mức 7,7 tỷ người hiện nay. Số dân tăng mạnh nhất tại các khu vực đói nghèo ở châu Phi và châu Á.
Nguyên nhân thứ hai là tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận lương thực. Trong khi một bộ phận dân số thế giới bỏ thừa quá nhiều thực phẩm thì số khác lại không đủ tiền mua hoặc không tìm được thức ăn. Báo cáo cho biết nguồn cung lương thực toàn cầu hiện đảm bảo chưa đến 3.000 kcal mỗi người một ngày, trong khi nhu cầu của con người đã gần xấp xỉ 2.200 kcal, tức là tiêu thụ gần hết lượng sản xuất ra.
Nguyên nhân thứ ba là chất lượng thức ăn. Quá nhiều người đang lựa chọn các loại thức ăn giàu chất béo và đường mà thiếu hụt lượng vitamin và khoáng chất cần thiết, dẫn đến căn bệnh béo phì và suy dinh dưỡng cùng lúc.
Ngoài ra, khủng hoảng di cư liên quan đến các điểm nóng xung đột, thảm họa thiên nhiên trong đó đặc biệt là tình trạng ấm lên toàn cầu cũng làm tăng nguy cơ khủng hoảng lương thực. Bên cạnh đó, công suất kém, không bền vững của hệ thống sản xuất lương thực, nguồn tài nguyên bị quá tải cùng với bất ổn định chính trị lại làm tăng tình trạng di cư. Ngay cả ở những nơi người dân thoát khỏi đói nghèo cũng có hệ lụy từ nhu cầu tăng mạnh đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật dẫn đến thực trạng chặt cây phá rừng để xây trang trại chăn nuôi gia súc. Rừng bị phá tcàng làm tình trạng biến đối khí hậu xấu đi, tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn.