Người bệnh Mỹ xếp hàng chờ chụp cộng hưởng từ phát hiện sớm ung thư

Trong dịp nghỉ Quốc khánh 4/7 năm ngoái, cô Julianne Santarosa nhận được kết quả chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) toàn cơ thể của mình. Nó đã làm ảnh hưởng đến kỳ nghỉ lễ của cô.

Chú thích ảnh
Chiếc máy chụp MRI của Prenuvo. Ảnh: CNBC

Các bác sĩ tại Prenuvo, nơi thực hiện MRI, đã xác định được một khối u trong phổi của Santarosa.

Một ngày sau khi nhận được kết quả từ Prenuvo, Santarosa đã chụp cắt lớp vi tính (CT) tại một bệnh viện địa phương và kết quả chẩn đoán là cô mắc ung thư. Santarosa đã phẫu thuật bỏ khối u vào tuần sau đó.

Bệnh ung thư của Santarosa được phát hiện đủ sớm để cô không cần phải trải qua các phương pháp điều trị như hóa trị hoặc xạ trị. Quan trọng hơn, nó chưa lan rộng đến mức nguy hiểm đến tính mạng.

Những bệnh nhân như Santarosa đang đổ về 9 phòng khám của Prenuvo ở Mỹ và Canada. Nhu cầu lớn đến mức công ty 5 năm tuổi có trụ sở tại Thung lũng Silicon này đã công bố thêm 11 địa điểm sẽ mở cửa vào năm 2024, bao gồm một cơ sở ở London (Anh) và Sydney (Australia).

CEO Prenuvo - Andrew Lacy cho biết công nghệ của công ty có thể xác định hơn 500 bệnh như ung thư, đa xơ cứng và chứng phình động mạch não. Bệnh nhân phải tự bỏ tiền túi 2.500 USD để chụp MRI tại Prenuvo bởi bảo hiểm không chi trả cho hình thức khám này. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ phê duyệt máy MRI tủy chỉnh của Prenuvo vào năm 2018.

MRI thường được sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ. Quá trình chụp có thể mất hơn một giờ, ngay cả khi nó chỉ dành cho một phần cơ thể. Máy MRI tùy chỉnh của Prenuvo có thể quét toàn bộ cơ thể của một người trong khoảng một giờ. Khách hàng thường nhận được kết quả trong vòng 5 đến 10 ngày làm việc.

Danh sách chờ rất dài. Theo trang web của Prenuvo, các lịch hẹn trước ở cơ sở tại New York đã kín đến tháng 3 năm sau. Điều này cũng tương tự với cơ sở ở Los Angeles.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo CNBC)
Tiếp viên hàng không Hàn Quốc đầu tiên mắc ung thư do phơi nhiễm bức xạ vũ trụ
Tiếp viên hàng không Hàn Quốc đầu tiên mắc ung thư do phơi nhiễm bức xạ vũ trụ

Lần đầu tiên phơi nhiễm bức xạ vũ trụ trong các chuyến bay được chính thức xác nhận là nguyên nhân khiến một tiếp viên hàng không Hàn Quốc mắc ung thư và tử vong.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN