Theo Gabriel Rubinstein - chuyên gia phân tích tài chính người Argentina trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Sputnik, chính sách trên nhằm mục đích bảo vệ nền kinh tế nước Nga trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, bao gồm trước hành vi thao túng đồng đô la của Mỹ.
Chuyên gia Gabriel nhận định: “Các quốc gia dự trữ vàng vì lí do chiến thuật và phòng vệ, ví dụ, trong trường hợp quan hệ giữa các nước đi xuống và đồng tiền của họ mất giá trị”.
Nếu như tình huống đó xảy ra, vàng dự trữ sẽ đóng vai trò là cơ sở để một loại tiền tệ mới hoặc những thứ có giá trị khác định mức dựa theo trong tương lai.
Chuyên gia Rubinstein giải thích: “Vàng có giá trị thực nếu như so với các loại thước đo giá trị khác. Chính phủ Nga tin rằng sẽ tốt hơn nếu như có nhiều vàng hơn đồng đô la. Theo lý thuyết, nếu như Nga dự trữ hàng tấn đồng đô la Mỹ và Mỹ muốn phá hủy nền kinh tế nước Nga, điều đó là có thể làm được thông qua hành động thao túng tiền tệ. Vàng có thể đảm bảo trước kịch bản đó”.
Trong năm nay giới tài chính đã chứng kiến tốc độ mua vàng khối chóng mặt của Ngân hàng Trung ương Nga. Từ tháng 1 cho đến tháng 9/2017, Nga đã mua vào 130.634 kg vàng trị giá 5 tỷ USD, cao gấp 15% so với lượng mua cùng kỳ năm ngoái.
Đến ngày 1/10, Ngân hàng Trung ương Nga dự trữ khoảng số lượng vàng có giá trị 73,6 tỷ USD, trong khi con số năm ngoái là 65,6 tủ USD.
Chính sách mua vào bất thường này của Nga xuất hiện ngay sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt nước này do sáp nhập Crimea và tố cáo gây ra xung đột ở miền đông Ukraine.
Kể từ đó, theo Hội đồng Vàng Thế giới, Ngân hàng Trung ương Nga cứ 6 tháng một lại mua thêm 100 tấn vàng, nhiều hơn bất kỳ ngân hàng trung ương nào trên thế giới.
Hiện Nga đang là quốc gia đứng thứ 7 về lượng vàng tích trữ. Tuy nhiên nếu tốc độ mua vàng cứ tiếp tục như hiện nay, thì tương lai Nga vượt mặt Trung Quốc – đang dự trữ 1.842 tấn vàng – là một điều không còn xa vời.