Lực lượng phòng vệ Nagorny Karabakh tuần tra tại làng Mataghis, Azerbaijan ngày 6/4. Ảnh: AFP/TTXVN |
Ngày 20/6, tại thành phố Saint-Peterburg của LB Nga, người đứng đầu ba nước đã nhất trí vạch ra những bước đi cụ thể cho tiến trình hòa giải, đồng thời thông qua tuyên bố ba bên khẳng định thiện chí bình thường hóa tình hình tại khu vực xung đột. Các bên cũng đồng ý tăng cường số quan sát viên thuộc Tổ chức An ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) tại khu vực xung đột và thể hiện thiện chí đàm phán nhằm bảo đảm sự ổn định tại Nagorny Karabakh.
Quan hệ giữa Azerbaijan và Armenia đã trở nên rạn nứt từ sau năm 1988 khi hai nước có tranh chấp chủ quyền xung quanh vùng đất Nagorny Karabakh - nơi nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào Armenia.
Đỉnh điểm của tranh chấp này là cuộc chiến kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 cùng nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó với sự trung gian của Nhóm Minsk, và mới nhất là thỏa thuận tương tự đạt được hôm 5/4 vừa qua do Nga làm trung gian, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Giao tranh đã cướp đi sinh mạng của khoảng 30.000 người và hàng nghìn dân thường, chủ yếu là người Azerbaijan, phải lánh nạn.
Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, song chưa tìm được giải pháp thỏa đáng do cả hai đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.