Nga chưa có kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự ở Donbass

Quyền thiết lập căn cứ quân sự nằm trong thỏa thuận được ký kết giữa Nga với hai nước cộng hòa tự xưng ở Donbass.

Chú thích ảnh
Xe tăng của lực lượng đòi độc lập ở Donetsk tham gia một cuộc tập trận ngày 28/1/2020. Ảnh: EPA

Theo kênh truyền hình RT, phía Moskva tiết lộ mặc dù Nga đã đạt được thỏa thuận có thể triển khai quân đội và các thiết bị, phương tiện quân sự tới Donbass, hiện quốc gia này vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào về việc thiết lập căn cứ quân sự tại hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk mà Nga công nhận độc lập.

Phát biểu trước giới phóng viên ngày 22/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko cho hay lực lượng vũ trang Nga đang cân nhắc hành động nào sẽ được triển khai tại khu vực.

“Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ cuộc thảo luận nào bàn về chủ đề thiết lập căn cứ. Nhưng nếu thấy cần thiết, chúng tôi sẽ làm mọi thứ, dựa trên các thỏa thuận”, nhà chức trách Nga nhấn mạnh.

Tuyên bố của ông được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký một sắc lệnh chính thức công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR) tự xưng ở Donbass, miền Đông Ukraine. 

Nhà lãnh đạo cũng đã yêu cầu lực lượng gìn giữ hòa bình của nước này triển khai tới khu vực Donbass. Chỉ trong vài giờ đồng hồ sau đó, xuất hiện các đoạn video cho thấy xe quân sự và binh sĩ Nga di chuyển qua biên giới tiến vào Donetsk (xem video dưới - nguồn: Reuters):

Cũng trong ngày 22/2, Thượng viện Nga đã cho phép Tổng thống Putin quyền sử dụng quân đội ở nước ngoài. Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matvienko giải thích rằng việc điều động binh sĩ sẽ đảm bảo “điều kiện bình thường cho cuộc sống và an ninh của người dân” tại Dobass. Tổng thống Putin nhấn mạnh quy mô hoạt động quân sự của binh sĩ Nga sẽ phụ thuộc vào tình hình khủng hoảng tại Donbass.

Bộ Ngoại giao Nga cũng đang lên kế hoạch sơ tán các nhân viên ngoại giao của nước này rời khỏi Ukraine, với cáo buộc Kiev không tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc đảm bảo an ninh cho các phái đoàn ngoại giao.

Trong nhiều tháng qua, giới chức phương Tây luôn cảnh báo Nga âm mưu gây xung đột quân sự ở Ukraine. Về phần mình, theo TASS, Điện Kremlin liên tục phủ nhận việc có bất kỳ ý định gây hấn nào và bày tỏ quan ngại về những diễn biến ngày một căng thẳng tại miền Đông Ukraine. 

Sau khi Moskva chính thức công nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa tự xưng tại Donbass, Liên minh châu Âu (EU) ngày 22/2 thông báo 27 quốc gia thành viên EU đã nhất trí thông qua gói biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Cụ thể, nội dung trừng phạt bao gồm lệnh phong tỏa tài sản và cấm thị thực đối với các thành viên của Hạ viện Nga và 27 cá nhân, pháp nhân.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Giá vàng thế giới đi xuống sau diễn biến mới nhất trong quan hệ Nga-Ukraine
Giá vàng thế giới đi xuống sau diễn biến mới nhất trong quan hệ Nga-Ukraine

Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch 22/2 sau khi đạt mức cao nhất gần 9 tháng trong phiên giao dịch, giữa bối cảnh giới đầu tư chờ đợi diễn biến tiếp theo của cuộc khủng hoảng Ukraine với kim loại quý được định vị gần ngưỡng quan trọng 1.900 USD/ounce.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN