NATO cảnh báo về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong mọi lĩnh vực

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cần hiểu rõ động cơ trỗi dậy của Trung Quốc khi Bắc Kinh mở rộng sức mạnh ra toàn cầu, trong đó có khu vực có thể thách thức các thành viên của tổ chức này.

Chú thích ảnh
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại họp báo ở Brussels ngày 2/8. Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters trích lời Tổng Thư ký (TTK) NATO Jens Stoltenberg ngày 7/8 cho biết các hành động của Trung Quốc, cụ thể tại Biển Đông, đang gây ra nhiều lo ngại. Mỹ cũng kêu gọi NATO nhận ra và thích nghi với các mối đe dọa mới nổi mới, trong đó có Trung Quốc.

TTK Stoltenberg trả lời Reuters trong cuộc phỏng vấn tại Sydney ngày 7/8: “Đây không phải là NATO đang hướng về Thái Bình Dương, nhưng nó là một phản ứng trước sự thật Trung Quốc đang tiến gần hơn đến chúng ta”.

Ông nhấn mạnh: “Tập trung đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng trọng điểm tại châu Âu, tăng cường hiện diện tại Bắc Cực và châu Phi cũng như không gian mạng. Tất cả những điều này khiến cho NATO nhận ra rằng cần phải ứng phó trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, và chúng ta phải phối hợp chặt chẽ với các quốc gia khác trong khu vực – Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Về phần mình, Bắc Kinh luôn cho rằng sự tiến bộ về kinh tế và quân sự của quốc gia này không phải là mối đe dọa với các nước khác.

Tuy nhiên, căng thẳng gần đây gia tăng là kết quả từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung leo thang. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trước đó tuyên bố ông muốn triển khai hệ thống tên lửa tầm trung tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Vào ngày 4/8, trong chuyến công du tới Sydney, Bộ trưởng Esper cho biết Trung Quốc đang gây bất ổn khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, cáo buộc Bắc Kinh tung chiêu bẫy nợ kinh tế, có hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và “vũ khí hóa lợi ích chung toàn cầu”.

“Tôi đã đối thoại với Bộ trưởng Esper vào ngày hôm qua và ông ấy nói cần phải có thời gian để phát triển vũ khí tầm trung mới. Bất kỳ phương án triển khai tiềm năng nào cũng cần có thời gian và chưa có quyết định cụ thể”, TTK Stoltenberg tiết lộ.

Phát ngôn của TTK Stoltenberg được đưa ra sau cuộc gặp với Thủ tướng Australia Scott Morrison và Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Ngoại giao Australia thảo luận về Trung Quốc, chủ nghĩa khủng bố và an ninh mạng.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, nhưng mối quan hệ ngoại giao và thương mại song phương đã hạ nhiệt đáng kể khi Canberra lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc và mạng 5G của công ty viễn thông Huawei.

Australia và các đồng minh phương Tây lo lắng rằng mạng 5G sẽ là công nghệ nền tảng cho các cơ sở hạ tầng quan trọng, tạo điều kiện cho Bắc Kinh xâm nhập.

NATO hiện nghiên cứu xây dựng một phương thức để bảo đảm công nghệ 5G của riêng mình. Công nghệ 5G cực kỳ quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của cuộc sống, ngành công nghiệp, truyền thông, năng lượng… hơn nhiều so với 4G hiện nay.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động hai mặt tới ngành thép
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động hai mặt tới ngành thép

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đã khiến cho đồng đô la Mỹ (USD) ở mức cao, trong khi đồng Nhân dân tệ (NDT) lại giảm mạnh. Điều này được các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp ngành thép, cơ khí dự báo sẽ có tác động cả mặt tích cực và tiêu cực tới các ngành sản xuất trong nước. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN