Sự nhất trí trên đạt được trong cuộc họp tại Seoul giữa đặc phái viên Mỹ Sung Kim, đặc phái viên Hàn Quốc Noh Kyu-duk và đặc phái viên Nhật Bản, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề châu Á-châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao nước này Takehiro Funakoshi.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nêu rõ: "Các quan chức đã nhất trí tiếp tục hợp tác giữa ba nước để mang lại tiến triển hiệu quả trong việc đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn và giải pháp hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên bằng cách nối lại cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng sớm nhất có thể".
Trước đó, trong phát biểu trước cuộc họp, đặc phái viên Mỹ Sung Kim đã bày tỏ hy vọng Triều Tiên sẽ có phản ứng tích cực sau khi Mỹ đề xuất đối thoại.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã hoàn tất quá trình đánh giá chính sách về Triều Tiên và đánh tín hiệu sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên được xây dựng trên thỏa thuận liên Triều năm 2018, trong đó có cam kết của Bình Nhưỡng đối với phi hạt nhân hóa.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này đã giành được sự ủng hộ của Mỹ và Hàn Quốc đối với vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc vào những năm 1970 và 1980.
Trước cuộc họp ba bên này đã diễn các cuộc gặp song phương giữa đặc phái viên Nhật-Hàn và Mỹ-Hàn.