Mỹ phát lệnh bắt tàu chở dầu Iran sau khi vừa được Gibraltar trả tự do

Bộ Tư pháp Mỹ vừa phát lệnh bắt giữ siêu tàu chở dầu Grace 1 của Iran sau khi con tàu vừa được Gibraltar trả tự do theo phán quyết của toà án một ngày trước đó. 

Chú thích ảnh
Tàu chở dầu Grace 1 của Iran. Ảnh: Reuters

Tàu chở dầu treo cờ Iran Grace 1 đã được trả tự do, rời khỏi vùng lãnh thổ Gibralta của Anh sau hơn một tháng bị bắt giữ tại đây. Con tàu được cho là đã lập tức nhằm hướng biển Địa Trung Hải với cái tên mới: Adrian Darya.

Tuy nhiên theo đài Sputnik (Nga), ngày 16/8, Bộ Tư pháp Mỹ đã phát lệnh bắt giữ lại con tàu này. Theo lệnh bắt, toàn bộ số dầu trên tàu và 995.000 USD trong một tài khoản 995.000 USD tại ngân hàng Mỹ đều bị tịch thu do các vi phạm Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA), gian lận ngân hàng, rửa tiền và các đạo luật tịch thu tài sản hậu thuẫn khủng bố.

Lệnh này cũng cáo buộc rằng "một kế hoạch truy cập bất hợp pháp vào hệ thống tài chính của Mỹ để hỗ trợ các chuyến hàng bất hợp pháp đến Syria từ Iran của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), một tổ chức khủng bố của nước ngoài. bởi các hành trình lừa đảo của Grace 1. Một mạng lưới các công ty bình phong bị cáo buộc đã rửa hàng triệu USD để hỗ trợ các lô hàng như vậy ", theo Bộ Tư pháp Mỹ.

Ngoài ra, tài liệu nhấn mạnh rằng "lệnh bắt giữ và tịch thu chỉ là cáo buộc. Việc chứng minh phạm tội trong thủ tục tịch thu dân sự là thuộc về chính phủ".

Chú thích ảnh
Trát bắt giữ tàu Iran của Bộ Tư pháp Mỹ. Ảnh: Sputnik/Twitter

Con tàu đã được thả vào ngày 16/8 sau khi Gibraltar thông báo đã nhận được sự đảm bảo từ thuyền trưởng rằng tàu chở dầu sẽ không chuyển hàng đến Syria. Các thành viên phi hành đoàn cũng được tự do.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran, Abbas Mousavi, ngày 16/8 cho biết rằng Tehran không đảm bảo rằng tàu chở dầu Grace 1 sẽ không đến Syria sau khi được thả. Ông Mousavi xác nhận một tuyên bố trước đó của Bộ Ngoại giao Iran rằng tàu chở dầu không đến Syria khi nó bị bắt giữ ngoài khơi bờ biển Gibraltar bởi thủy quân lục chiến Anh vào ngày 4/7. Phát ngôn viên này lưu ý rằng Iran đang cung cấp cho Syria hỗ trợ trong các lĩnh vực như năng lượng và dầu mỏ.

Mỹ được cho là đã thực hiện nỗ lực cuối cùng để bắt giữ tàu Grace 1 chỉ một giờ trước khi Gibraltar sẵn sàng trả tự do cho con tàu, còn Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif tuyên bố hành động này là "cướp biển". 

Video tàu chở dầu của Iran trên biển (Nguồn: VOA):

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 15/8 ra tuyên bố đe dọa bất kỳ cá nhân nào liên quan đến tàu chở dầu Grace 1 của Iran sẽ phải lãnh "hậu quả nghiêm trọng", bao gồm các hạn chế về thị thực do bị cáo buộc liên kết với IRGC.

Washington và Tehran đã xảy ra xung đột kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông này.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh leo thang căng thẳng ở Vịnh Persian, trong đó một số tàu chở dầu đã bị tấn công, khiến Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Về phần mình, Iran đã bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ trên khu vực ven eo biển Hormuz, trong vùng lãnh hải của nước này, và suýt dẫn đến một cuộc tấn công quân sự của Mỹ, vốn được Tổng thống Trump ra lệnh huỷ bỏ vào phút chót.

Thu Hằng/Báo Tin tức
Tàu chở dầu Iran rời đi ngay trong đêm sau khi Gibraltar bác lệnh bắt của Mỹ
Tàu chở dầu Iran rời đi ngay trong đêm sau khi Gibraltar bác lệnh bắt của Mỹ

Siêu chở dầu Iran là tâm điểm tranh cãi ngoại giao cả tháng qua đã rời Gibraltar trong đêm 18/8, sau khi chính quyền vùng lãnh thổ này bác lệnh bắt giữ tàu của Bộ Tư pháp Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN