Mỹ cấp 15 tỉ m3 LNG sang châu Âu giúp giảm phụ thuộc năng lượng từ Nga

Cam kết của Mỹ cung cấp cho EU 15 tỉ m3 khí hóa lỏng (LNG) hướng đến mục tiêu giúp khu vực này giảm phụ thuộc vào Nga.

Chú thích ảnh
Châu Âu hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Ảnh: Reuters

Tờ Financial Times (FT) ngày 25/3 dẫn ba nguồn thạo tin cho biết Mỹ đang hoàn tất những điểm cuối cùng của kế hoạch cung ứng 15 tỉ m3 LNG cho EU vào cuối năm nay. Thỏa thuận giúp EU giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga, với việc EU gấp rút thực hiện mục tiêu giảm 2/3 khí đốt nhập khẩu của Nga cuối năm 2022.

Nguồn khí LNG từ Mỹ hỗ trợ thực hiện mục tiêu mà EU đưa ra hồi đầu tháng này: thay thế 50 tỉ m3 khí đốt của Nga bằng các nguồn khác trong năm 2022. Theo dữ liệu của EU, trong năm 2021, Mỹ cung cấp cho khu vực này 22 tỉ m3 khí.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen dự kiến sẽ cho công bố thỏa thuận này trong ngày 25/3, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra tại Brussels, Bỉ. “Điều đó có nghĩa Mỹ sẽ bổ sung LNG cho EU, từ đó giúp thay thế khí LNG mà EU nhập từ Nga”, bà Von der Leyen phát biểu ngày 24/3.

Quan chức thuộc EC cho biết kế hoạch hợp tác này tập trung vào bảo đảm an ninh nguồn cung cho EU trong ngắn hạn, tăng cường sản lượng khai thác tại Mỹ trong trung hạn và áp dụng các biện pháp tiêu dùng tiết kiệm. EU có kế hoạch tăng nhập khẩu 50 tỉ m3 khí LNG từ các nhà cung ứng hàng đầu thế giới như Mỹ, Qatar hay Ai Cập, nhưng một số chuyên gia cảnh báo kế hoạch này không khả thi.

Giới chức tham gia soạn thảo kế hoạch của Mỹ nhấn mạnh lượng khí hóa lỏng cung ứng cho châu Âu sẽ phụ thuộc vào các hợp đồng thương mại. Phần lớn khí LNG của Mỹ hiện đều đã có địa chỉ cung ứng cụ thể, nhất là những khách hàng ở châu Á. Cùng lúc, các cơ cơ sở chiết suất, lưu trữ khí LNG của Mỹ dọc duyên hải đều đã và đang vận hành ở mức công suất gần tối đa.

“Chúng tôi cho rằng các biện pháp trong ngắn hạn sẽ chủ yếu thiên về tái thay đổi lượng hàng để chuyển sang cho châu Âu thay vì tăng năng lượng xuất khẩu LNG thực sự của Mỹ”, Samantha Dart, chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs, nhận định.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Theo FT)
Kế hoạch chuyển tên lửa S-300 cho Ukraine: Sẽ đổ bể như vụ tiêm kích Mig-29?
Kế hoạch chuyển tên lửa S-300 cho Ukraine: Sẽ đổ bể như vụ tiêm kích Mig-29?

Mỹ có kế hoạch cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa, nhằm hỗ trợ Kiev trong cuộc xung đột với Nga. Nhưng ý tưởng này đang gặp nhiều trở ngại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN