Mục tiêu xây dựng nền kinh tế không carbon vào năm 2050 có thể thực hiện được

Ngày 16/9, các doanh nghiệp và tổ chức thân thiện môi trường đã công bố kế hoạch cho biết toàn bộ tăng trưởng nguồn cung điện mới trên thế giới có thể từ nguồn năng lượng không carbon.

Chú thích ảnh
Nhà máy điện than của tập đoàn RWE ở gần Bergheim, miền tây nước Đức, ngày 16/1/2019. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo biểu đồ của bản kế hoạch đưa thế giới hướng tới nguồn cung năng lượng không carbon vào năm 2050, một trong đề xuất toàn diện nhất cho đến nay vẫn là làm thế nào để kinh tế toàn cầu có thể giảm được lượng khí  thải carbon phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ủy ban chuyển đổi năng lượng (ETC) cho biết việc cung cấp "điện sạch" phải được tăng tốc với mức gấp gần 6 lần so với hiện nay và song song với kế hoạch này thế giới không nên "phụ thuộc lâu dài" vào các công nghệ phát thải âm để đạt được mục tiêu cân bằng khí thải về mức 0. Thay vào đó kêu gọi tăng tính hiệu quả năng lượng và từng bước loại bỏ các hình  thức trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch.

Chuyên gia về chính sách năng lượng, đồng thời là cựu giám đốc đối tác của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững, ông Sandrine Dixson - Decleve khẳng định: "Chúng ta đã từng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc trong phát triển các loại pin và năng lượng tái tạo, nguồn cung khiến chúng ta lạc quan về triển vọng cho điện khí hóa sạch". Tuy nhiên, theo chuyên gia này để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris đòi hỏi chính sách và đầu tư đúng hướng cũng như áp lực tiêu thụ đối với ngành công nghiệp này nhằm cắt giảm ô nhiễm để theo đuổi con đường "tăng trưởng xanh hơn". Mục tiêu này sẽ bao gồm cả tiến trình tăng giá carbon cũng như phối hợp với các tổ chức tài chính để tạo thêm nguồn vốn cho năng lượng tái tạo.

ETC là một liên minh toàn cầu gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những tổ chức thân thiện môi trường bao gồm cả những người đứng đầu các nhà sản xuất năng lượng cũng như các tổ chức tài chính. Các phân tích của ETC cho thấy để xây dựng một nền kinh tế không carbon vào năm 2050 với chi phí chưa đến 0,5% GDP toàn cầu, xét về mặt "kinh tế và kỹ thuật" là hoàn toàn có thể. Nhưng để làm được điều này, các chính phủ và doanh nghiệp phải phối hợp với nhau để giảm việc tiêu thụ năng lượng, cải thiện điều kiện sống tại các nước đang phát triển cũng như triển khai công nghệ mới như hydro hoặc sinh khối bền vững cho các nhà công nghiệp không thể điện khí hóa.

Chuyên gia trên cho biết tăng trưởng nhu cầu điện tại các nước đang phát triển có thể được đáp ứng bằng bằng việc triển khai nhanh năng lượng tái tạo mà không mất thêm chi phí như phát triển dựa vào nhiên liệu hóa thạch.

Theo Hiệp ước Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, gần 200 nước đã cam kết kiềm chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở dưới mức 2 độ C so với mức ghi nhận thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, thậm chí dưới 1,5 độ C nếu có thể. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo tính toán dựa trên các cam kết mà các quốc gia đã đưa ra trong hiệp ước thì tới cuối thế kỷ 21, Trái Đất sẽ nóng lên vài độ C, thay vì mức dưới 2 độ C.

Phương Hoa (TTXVN)
Công ty Beam được trao chứng nhận không phát thải khí carbon ra môi trường
Công ty Beam được trao chứng nhận không phát thải khí carbon ra môi trường

SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 22 tháng 4 năm 2020 – Beam, công ty sản xuất các thiết bị phục vụ việc đi lại mang tính cơ động và gọn nhẹ cao có quy mô lớn nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có thành công khi được trao chứng nhận Climate Neutral (tạm dịch có lượng khí thải trung tính) bằng cách đo lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính trong năm 2019, mua tín dụng carbon để bù đắp lượng phát thải khí đó và thực hiện kế hoạch giảm phát thải trong năm nay và các năm tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN