Mianma: Chính phủ và nhóm vũ trang sắc tộc Shan đạt được thỏa thuận 12 điểm

Ngày 19/5, tại vòng đàm phán hòa bình lần thứ hai cấp trung ương diễn ra tại bang Shan, miền Đông Mianma, nhóm kiến tạo hòa bình của chính quyền trung ương Mianma và nhóm vũ trang sắc tộc bang Shan, gọi là Hội đồng khôi phục nhà nước bang San (RCSS) thuộc Quân đội nhà nước bang San, đã đạt được một thỏa thuận 12 điểm.

 

Thỏa thuận này bao gồm hợp tác trong triệt bỏ ma túy, những bảo đảm về kinh tế, gìn giữ văn hóa cũng như mô hình nhóm giám sát hòa bình. Trước đó, trong vòng đàm phán hòa bình đầu tiên cấp trung ương hồi tháng Giêng năm nay, hai bên đã đạt được một hiệp ước hòa bình 11 điểm, phân định lãnh thổ cũng như mở các văn phòng liên lạc và kinh tế.

 

Trước đó, ngày 07/04/2012, Chính phủ Mianma và thủ lĩnh các cánh vũ trang của Liên đoàn Dân tộc Karen (KNU) đã đạt được thỏa thuận hoà bình 13 điểm. Ảnh: THX/TTXVN

 

Trước khi đạt được thỏa thuận 12 điểm, ngày 19/5, nhóm vũ trang sắc tộc San đã đề nghị với Chính phủ Mianma một kế hoạch triệt bỏ ma túy tại bang Shan, một trong các khu vực cung cấp thuốc phiện chủ yếu trên thế giới.

 

Theo một báo cáo của Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của LHQ (UNODC) năm 2011, Mianma là nguồn cung cấp thuốc phiện và ma túy tổng hợp lớn trong khu vực Đông Nam Á, trong đó phần lớn ma túy được sản xuất tại bang San. Cũng theo LHQ, Mianma là nước sản xuất ma túy đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Ápganixtan và 91% thuốc phiện của Mianma được trồng chính tại bang Shan.

 

Tới thời điểm này, 12 nhóm sắc tộc vũ trang đã đạt được các hiệp định hòa bình sơ bộ với chính quyền cấp bang hoặc trung ương tại Mianma kể từ khi Tổng thống Thein Sein đề nghị tiến hành đàm phán hòa bình với các nhóm vũ trang sắc tộc hồi tháng 8/2011.

 

Chính phủ mới tại Mianma chia tiến trình hòa bình làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 thực thi ngừng bắn, thiết lập các văn phòng liên lạc và đi lại phi vũ trang giữa các vùng lãnh thổ do các bên kiểm soát. Giai đoạn 2 là xây dựng lòng tin, tiến hành đối thoại chính trị, thực thi các nhiệm vụ phát triển khu vực trong lĩnh vực giáo dục, y tế và viễn thông. Giai đoạn 3 là ký một thỏa thuận hòa bình lâu dài có sự tham gia của quốc hội đại diện cho các dân tộc, các chính đảng và mọi tầng lớp xã hội khác của nước này.

 

TTXVN/Tin tức

Mỹ có đại sứ tại Mianma sau hơn 20 năm

Ngày 17/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ định ông Derek Mitchell làm đại sứ Mỹ đầu tiên tại Mianma sau 22 năm, bước đi đánh dấu việc khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN