Ông Hasit Ganatra, mộ kỹ sư tại công ty Modroof (Ấn Độ), nhận thấy cuộc sống của người dân tại khu ổ chuột ở thành phố Ahmedabad, bang Gujarat bị “u ám” dần bởi chất lượng các ngôi nhà của họ.
Mái các ngôi nhà tại khu ổ chuột thường được xây dựng từ bê tông hoặc thiếc do vậy vào mùa hè vô cùng nóng nực trong khi mùa đông lại lạnh lẽo và đến mùa mưa thì trở nên “yếu ớt”.
Loại mái nhà này được thiết kế đặc biệt để dễ dàng lắp ráp và thay thế. Ảnh: BBC
|
Ông Ganatra quyết định phải có cách hữu hiệu hơn để xây mái các căn nhà ổ chuột. Đó phải là giải pháp đáp ứng tiêu chí bền vững và giá thành hợp lý.
Đài BBC cho biết dựa trên dữ liệu từ thống kê năm 2011, khoảng 65 triệu người trên khắp Ấn Độ sống trong các khu ổ chuột. |
Theo đài BBC (Anh), sau 2 năm và 300 lần thử nghiệm, cuối cùng ông Ganatra và công ty Modroof đã thiết kế tấm mái nhà có cấu tạo gồm rác thải, giấy bìa, sợi tự nhiên chống nước và cứng cáp. Mỗi mái nhà của Modroof có “tuổi thọ” trong 20 năm.
Giá thành trung bình cho mái nhà có diện tích 23 m vuông là 1.000 USD. Những khách hàng của Modroof được tạo điều kiện vay tiền để lắp mái nhà. Hơn một nửa trong số khách hàng chấp nhận mức trả mỗi tháng 50 USD trong hơn 2 năm.
Ông Sanjay Patel, người quản lý một ngôi trường tại khu ổ chuột ở Ahmedabad cho biết mái nhà mới tạo điều kiện để học sinh có thêm thời gian ở ngoài trời. Ông Patel khẳng định các em học sinh có thể thả diều hoặc ngủ trên mái nhà mới trong khi với mái nhà cũ đây là điều không thể xảy ra.
Loại mái nhà mới được kỳ vọng giúp cải thiện đời sống người dân tại khu ổ chuột Ấn Độ. Ảnh: BBC |
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết loại bỏ những khu nhà ổ chuột. Chính phủ Ấn Độ hiện có chương trình đến năm 2020 xây dựng 20 triệu căn nhà phù hợp tại khu vực thành thị. Cùng thời điếm đó, các đơn vị khác sẽ thực hiện công việc cải thiện những căn nhà đang tồn tại ở khu ổ chuột.
Ông Ganatra chia sẻ có nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã trao đổi với ông về loại mái nhà tái chế này, do vậy ông đánh giá đây thực sự là một khủng hoảng toàn cầu.