Trong khi đảng Cộng hòa nói rằng các quy định mới là cần thiết để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử thì các nghị sĩ đảng Dân chủ lại cho rằng những biện pháp đó được đặt ra nhằm gây khó khăn cho những cử tri theo truyền thống bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.
Nhận diện cử tri
Theo Trung tâm Tư pháp và Quyền Bầu cử Brennan – cơ quan giám sát luật bầu cử trên khắp nước Mỹ, 11 bang tại quốc gia này đã ban hành những quy định yêu cầu nhận diện nghiêm ngặt hơn đối với cử tri từ năm 2020.
Những người phản đối quy định nhận diện cử tri không phản đối điều kiện bắt buộc này – vì đây vốn dĩ là quy định của mỗi bang từ trước đến nay, song họ không đồng ý với công cụ được dùng để xác định danh tính cử tri.
Không giống như nhiều quốc gia khác, việc chính phủ cấp các loại giấy tờ định dạng cá nhân là phổ biến, các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng hàng triệu cử tri Mỹ thiếu giấy tờ tùy thân.
Hai trong số những luật gây tranh cãi nhất năm 2021 đã thay đổi các quy định về giấy tờ tùy thân đối với cử tri vắng mặt.
Bang Georgia yêu cầu cử tri không có bằng lái xe hoặc căn cước công dân phải đính kèm một bản photo một loại giấy tờ tùy thân khác do chính phủ cấp vào đơn đăng ký bỏ phiếu vắng mặt. Trước đây, danh tính của các cử tri vắng mặt chỉ cần xác minh bằng chữ ký.
Trong khi đó, bang Texas cho phép cử tri sử dụng nhiều loại giấy tờ tùy thân khi nộp đơn đăng ký bỏ phiếu. Tuy nhiên, hệ thống sẽ tự động từ chối nếu người bỏ phiếu sử dụng một số ID khác với số họ đã cung cấp khi đăng ký trước.
Trong cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng Ba ở bang Texas, các quan chức bầu cử đã từ chối 1/8 số phiếu bầu. Tỷ lệ từ chối 12,4% đã vượt quá tỷ lệ từ chối 0,8% của bang Texas trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Các quan chức chỉ ra quy định mới về việc xác minh cử tri đã góp phần gây ra xu hướng này.
Những người ủng hộ quy định mới ở hai bang Georgia và Texas nhận định rằng chúng cần thiết để đảm bảo cử tri chính là người đã đăng ký trước đó. Dẫn các nghiên cứu trước đó, nhóm người này chỉ ra việc siết chặt quy định xác định danh tính cử tri không làm giảm tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu.
Tuy nhiên, nhóm phản đối lại cho rằng quy định xác nhận cử tri ở các bang như Bắc Carolina đã làm giảm tỷ lệ cử tri da màu đi bỏ phiếu.
Bỏ phiếu qua bưu điện
Luật bỏ phiếu qua bưu điện ở Mỹ đặc biệt phức tạp. Theo Viện Quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ Bầu cử (IDEA) có trụ sở tại Stockholm, chỉ có 11 quốc gia trên thế giới không yêu cầu cử tri đưa ra lý do bỏ phiếu qua đường bưu điện.
2/3 các bang của Mỹ thuộc nhóm trên, Theo trung tâm Brennan, kể từ năm 2020, 19 bang đã thông qua quy định hạn chế cử tri nhận hoặc bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa kiểm soát ở Kentucky đã thông qua luật giới hạn thời gian áp dụng phiếu bầu vắng mặt.
Trong khi nhóm ủng hộ quy định hạn chế bỏ phiếu qua bưu điện nói rằng hình thức này làm tăng chi phí tổ chức bầu cử và tạo nhiều cơ hội cho các lá phiếu không đến được nơi nhận một cách có chủ ý, từ đó thay đổi kết quả bầu cử.
Lọc danh sách cử tri
Không như nhiều quốc gia khác, Mỹ không bắt buộc cử tri đăng ký thông qua một hệ thống tập trung duy nhất. Kết quả là nhiều bang phải định kỳ rà sóa danh sách cử tri đã đăng ký để đảm bảo thông tin mới được cập nhật.
Tính đến năm 2020, đã có 7 bang thông qua luật cho phép cử tri hủy hoặc rút đơn đăng ký bỏ phiếu trước đó. Những người ủng hộ luật giải thích rằng luật này cần thiết để đảm bảo chỉ những cử tri đủ điều kiện mới có tên trong danh sách bỏ phiếu, trong khi bên phản đối lại cho rằng luật mới khiến cử tri khó biết họ có nằm trong danh sách bị gạch tên do sơ suất hay không.
Hồi tháng 4, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis đã thông qua luật này. Nhà chức trách nhấn mạnh quy đinh mới sẽ cải thiện an ninh bầu cử. Ông cũng yêu cầu các quan chức phụ trách bầu cử lọc danh sách cử tri hàng năm thay vì hai năm một lần dưới sự giám sát của Cục An ninh và Tội phạm Bầu cử trên toàn quốc.