Lần thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên: Đã đến lúc Tổng thống Trump phải đối thoại

Liệu chính quyền của Tổng thống Donald Trump có nhân lần thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên bắt đầu mở ra cơ hội đối thoại với chính quyền Bình Nhưỡng.

Một người dân ở Seoul xem đoạn tin có hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP

Phớt lờ mọi lời chỉ trích và đe dọa với những biện pháp cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Triều Tiên vẫn kiên quyết tập trung chế tạo đầu đạn hạt nhân thu nhỏ để gắn với tên lửa đạn đạo.

Theo John Delury – chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc), lần thử hạt nhân thứ 6 của Bình Nhưỡng này không còn là một điều quá bất ngờ với bất kỳ ai mà dõi theo chương trình hạt nhân của nước này.

Kể từ tháng 4, các nhà phân tích tại chuyên trang Triều Tiên 38 North cảnh báo chính quyền Bình Nhưỡng đã sẵn sàng và tình báo Hàn Quốc cũng dự đoán được lần thử hạt nhân này từ tuần trước. Có thể lần thử hạt nhân này khiến mọi người ngỡ ngàng về khả năng của quả bom, song nguy cơ diễn ra vụ thử là một điều lường trước được.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên muốn cho thế giới thấy đây là lần thử vũ khí cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Các chuyên gia cần thời gian và phân tích kỹ thuật về vụ thử lần này. Nhưng rõ ràng họ đang dẫn trước với chương trình tên lửa và hạt nhân. Và điều mà phần còn lại của thế giới cần phải làm là tìm một đường tắt.

Về cơ bản vụ thử bom hạt nhân lần thứ 6 này không làm thay đổi tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, mặc dù nó thực sự khiến căng thẳng leo thang thêm.

Vấn đề còn thiếu sót ở đây là một chính sách ngoại giao, và điều đó phụ thuộc vào cách giải quyết của chính quyền Tổng thống Trump: hoặc là Washington muốn biến đây thành một cơ hội để bắt đầu đối thoại trực tiếp với Bình Nhưỡng hay chỉ muốn tiếp tục đi theo con đường cứng rắn với loạt động thái phô trương lực lượng, nhiều lệnh trừng phạt hơn.

Trước đó, Tổng thống Trump luôn thể hiện trước công chúng rằng mình đã cứng rắn với Triều Tiên và giờ chính quyền của họ đã bắt đầu tôn trọng ông. Song trên thực tế, tín hiệu mà Tổng thống Trump bắn tới Triều Tiên không gắn với vấn đề chính, trong khi tín hiệu của Triều Tiên từ trước đến nay gần như là thống nhất. Thậm chí khi tất cả mọi chuyện này đang diễn ra, còn xuất hiện tin tức Tổng thống Trump đang cân nhắc rút khỏi Thỏa thuận tự do thương mại với Hàn Quốc – một đồng minh khăng khít của Mỹ trong cuộc chiến với Triều Tiên.


Ngày 30/8, Tổng thống Trump đã chia sẽ trên mạng xã hội Twitter rằng “đối thoại không phải là câu trả lời” khi đề cập tới Triều Tiên. Kênh RT (Nga) dẫn nội dung bài đăng của ông chủ Nhà Trắng trên Twitter: “Mỹ đã trao đổi với Triều Tiên và trả họ phần bị tống tiền trong 25 năm. Đối thoại không còn là câu trả lời!”. Ông tuyên bố: “Mọi lựa chọn đã sẵn sàng”.

Sáng 3/9 Triều Tiên đã tiến hành vụ thử bom nhiệt hạch (bom khinh khí, bom H), gây ra một trận động đất mạnh 6,3 độ richter ở khu vực gần bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. Các sĩ quan hàng đầu của quân đội Hàn Quốc và Mỹ tuyên bố đã nhất trí tiến hành các biện pháp quân sự đối với Triều Tiên.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Truyền hình Triều Tiên lần đầu phát hình ảnh ông Kim Jong-un tận tay ký lệnh thử bom H
Truyền hình Triều Tiên lần đầu phát hình ảnh ông Kim Jong-un tận tay ký lệnh thử bom H

Kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên đã có bản tin đặc biệt thông báo về vụ thử bom nhiệt hạch (bom khinh khí, bom H) thành công "mỹ mãn" ngày 3/9. Bản tin phát cả hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un ký lệnh thử vũ khí hạt nhân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN