Nhận định trên của ông Fang Xinghai và những quan ngại sâu sắc từ bên ngoài Trung Quốc được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Chính phủ Trung Quốc thông báo nền kinh tế nước này trong năm 2018 đã tăng trưởng ở mức thấp nhất (6,6%) trong xấp xỉ 3 thập niên qua.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cam kết Chính phủ Trung Quốc sẽ không để nền kinh tế nước này “rơi xuống vực” và sử dụng các từ ngữ cho biết nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng đối với nước này không còn xa.
Tuy vậy, ông Fang Xinghai nói tại Davos (Thụy Sỹ) rằng tình hình kinh tế Trung Quốc có sự khác biệt hoàn toàn và Trung Quốc đã có khả năng tránh được khủng hoảng tài chính trong 40 năm qua. Theo ông Fang Xinghai nếu có bất kỳ rủi ro tích tụ trong hệ thống thì chính phủ nước này sẽ ra tay ứng phó và chỉ thị cho các cơ quan hữu quan giảm thiểu rủi ro.
Còn theo Giáo sư Jin Keyu của Trường Kinh tế London, chỉ 2 năm trước đây, Trung Quốc được đánh giá sẽ là “một quả bom tài chính hẹn giờ” và những gì đang diễn ra như việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại chỉ là hậu quả của những nỗ lực rất thành công của Chính phủ nước này trong việc loại bỏ đòn bẩy (để cắt giảm nợ). Đây được coi là một thách thức rất lớn đối với Trung Quốc - vốn đã vay mượn nhiều để rót tiền vào các dự án lớn như hệ thống cảng, đường sắt và nhà máy - nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.
Về phần mình, nhà kinh tế trưởng Nariman Behravesh của IHS Markit cho rằng các ngành chế tạo của Trung Quốc rõ ràng đang hoạt động không hiệu quả song vì hai nguyên nhân gồm tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại và mức nợ cao. Tuy vậy, ông Behravesh cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ nỗ lực để duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở mức trên 6%.