IPU: Cần nửa thế kỷ để đạt bình đẳng giới trong quốc hội

Tỷ lệ nữ trong quốc hội các nước trên thế giới đã tăng nhẹ trong năm 2020 và hiện chiếm hơn 25% tổng số các nhà lập pháp trên toàn cầu. Tuy nhiên, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) cảnh báo phải mất 50 năm nữa, số nữ nghị sĩ mới bằng được các đồng nghiệp nam.

Chú thích ảnh
Các nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Trong báo cáo thường niên mang tên "Phụ nữ trong quốc hội" công bố ngày 5/3, IPU nhận định mặc dù tỷ lệ nữ trong quốc hội đã tăng ổn định trong vài năm qua, nhưng tốc độ tăng còn rất chậm.

Theo đó, trong năm 2020, quốc hội các nước trên thế giới có 25,5% là nữ giới - tăng 0,6% so với năm trước đó. Năm 1995, tỷ lệ này là 11,3%.

IPU nhấn mạnh: "Với tốc độ hiện tại, phải mất 50 năm nữa mới đạt được bình đẳng giới tại các quốc hội trên toàn thế giới". 

Theo báo cáo của IPU, trên thế giới chỉ có 3 nước có tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan lập pháp tương đương nam giới là Cuba, Rwanda và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Một số nước như Papua New Guinea, Micronesia và Vanuatu thậm chí vắng bóng nữ giới tham gia công việc hoạch định chính sách.

Châu Mỹ là khu vực ghi nhận tỷ lệ nữ giới trong quốc hội cao nhất (32,4%), trong khi kỷ lục buồn thuộc về Trung Đông và Bắc Phi với 17,8%.

Trước tình hình này, Tổng Thư ký IPU Martin Chungong cho rằng các nước cần đặt ra hạn mức để tăng số lượng phụ nữ trong quốc hội.

Phan An (TTXVN)
WB: Phụ nữ trên thế giới vẫn đối mặt những trở ngại về bình đẳng giới
WB: Phụ nữ trên thế giới vẫn đối mặt những trở ngại về bình đẳng giới

Mặc dù các nước đã đạt tiến bộ trong vấn đề bình đẳng giới, song phụ nữ trên khắp thế giới vẫn đối mặt với những quy định khiến cơ hội phát triển kinh tế của họ bị hạn chế, trong khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đặt ra những thách thức mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN