Các nhà nghiên cứu đã đăng thông tin về phát hiện đặc biệt này trên tạp chí khoa học Nature ngày 11/3. Đài BBC (Anh) cho biết hóa thạch của loài khủng long tý hon lý giải nguyên nhân khiến những chú chim nhỏ tiến hóa thành khủng long.
Trong khi những loài khủng long nhỏ bé nhất, như Microraptor chỉ có trọng lượng vài trăm gram thì loài chim ruồi đôi khi chỉ nặng 2g.
Giáo sư Jingmai O'Connor tại Viện Hàn lâm Khoa học ở Bắc Kinh cho biết: “Các loài động vật thường có kích thước nhỏ và phải đối mặt với những vấn đề đặc biệt, như cách duy trì nhiệt độ, cân bằng nội tạng trong chiếc hộp sọ nhỏ”.
Hóa thạch khủng long trong hổ phách là loài Oculudentavis khaungraae với nhiều khác biệt khiến các nhà khoa học ngạc nhiên.
Loài chim có xương nhỏ màng cứng hỗ trợ mắt khá đơn giản. Nhưng Oculudentavis có xương mắt hình trũng, vốn chỉ phát hiện trong thằn lằn sống. Các nhà khoa học cho rằng vì vậy Oculudentavis có tầm nhìn rất đặc biệt.
Hàm của Oculudentavis có số răng khá lớn, điều này cho thấy mặc dù có kích thước nhỏ nhưng loài khủng long này săn mồi và ăn côn trùng. Phát hiện này còn cho thấy khả năng bảo tồn hóa thạch tuyệt vời của hổ phách.
Ông Luis Chiappe tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Los Angeles, người cũng tham gia nghiên cứu, cho biết: “Phát hiện này thật thú vị bởi nó cho chúng ta thấy bức tranh về loài động vật nhỏ sống trong rừng nhiệt đới trong thời kỳ khủng long”.