Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nâng trần nợ

Ngày 11/2, với số phiếu sít sao 221 phiếu thuận, 201 phiếu chống và không kèm bất cứ điều kiện nào, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nâng trần nợ của Mỹ cho đến tháng 3/2015, động thái làm giảm thiểu nguy cơ về một cuộc đối đầu tài chính trong năm bầu cử và cho phép Bộ Tài chính Mỹ được phát hành nợ mới vượt quá mức 17,2 nghìn tỷ USD hiện nay.


Đạo luật nay sẽ được chuyển lên Thượng viện để thảo luận và có khả năng được thông qua ngay trong tuần này. Đó sẽ là một chiến thắng đối với Tổng thống Barack Obama, người đề nghị gia hạn quyền vay nợ của Mỹ mà không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào.

Nếu trần nợ không được nâng, nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ sau ngày 27/2 là rất lớn, khi hiện tại chính phủ Mỹ sẽ chỉ còn khoảng 50 tỷ USD tiền mặt và sẽ phải dựa vào khoản ngân sách ít ỏi này cùng với các khoản thu sắp tới để thanh toán các khoản chi có thể lên tới 60 tỷ USD một ngày.

Trước đó, vào đầu tháng 10/2013, nước Mỹ đã từng tiến gần tới nguy cơ vỡ nợ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới này chỉ thoát khỏi nguy cơ đó vào phút chót sau khi Nhà Trắng và Quốc hội đạt được thỏa thuận về việc tạm ngừng áp dụng mức trần nợ công 16.700 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào ngày 7/2, nguy cơ vỡ nợ đã quay trở lại với nước Mỹ.

'Bóng ma' nợ công lại ám ảnh nước Mỹ
'Bóng ma' nợ công lại ám ảnh nước Mỹ

Trong những ngày qua, dư luận thế giới lại lo lắng trước thông tin về nguy cơ Mỹ có thể sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ nếu Quốc hội không nâng trần nợ công trước ngày 27/2. Đây là lần thứ 2 trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Barack Obama, nước Mỹ phải đối mặt với nguy cơ này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN