Giới khoa học dựng hình ảnh phổi trẻ sơ sinh từ những hơi thở đầu tiên

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống có khả năng tạo dựng hình ảnh phổi của những em bé vừa sinh ra và có những nhịp thở đầu tiên.

Đây được coi là một phát minh đột phá có thể ngăn chặn những can thiệp không cần thiết, giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn và cứu mạng nhiều em.

Theo kênh truyền hình RT, nhóm các nhà nghiên cứu Australia, Đức, Thụy Sĩ và Canada đã tạo ra một dây dai cảm ứng không xâm lấn quấn quanh em bé vừa chào đời.

Họ đã ghi lại trên 1.400 nhịp thở của 17 trẻ sơ sinh được sinh mổ tự chọn. Các hình ảnh ghi lại quá trình thông khí ở phổi hoặc sự chuyển đổi từ việc nhau thai trao đổi khí cho trẻ sơ sinh sang việc thở bằng phổi.

Xem video đai cảm ứng ghi nhận nhịp thở của trẻ sơ sinh và hiển thị trên máy tính (nguồn: Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch):

Nhà sơ sinh lâm sàng David Tingay thuộc Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch (MCRI) Australia cho biết: “Trẻ sinh đủ tháng khỏe mạnh sử dụng các phương pháp đặc biệt phức tạp để thích nghi với việc hít thở khi sinh ra. Đó là lý do khiến những người làm cha mẹ, hộ sinh và bác sĩ sản khoa vui mừng khi nghe thấy tiếng khóc đầu tiên của một đứa trẻ chào đời”.

Hành động khóc thực chất là phương pháp mà trẻ sơ sinh dùng để điều hòa nhịp thở và giúp phổi thích nghi với môi trường mới trong thế giới thực. Các nhà nghiên cứu lưu ý ít nhất trong giai đoạn đầu, hoạtdđộng nhịp thở của trẻ sơ sinh phần lớn xuất phát từ lá phổi phải.

Sau 6 phút kể từ khi cất tiếng khóc đầu tiên để “phổi nở và giải phóng các chất thải cặn ra ngoài”, em bé sẽ sang chế độ thở một cách đều đặn hơn.

Nghiên cứu trên sẽ giúp con người hiểu thêm về cách thở của trẻ sơ sinh trong những thời khắc quan trọng đầu tiên của chúng.

Khoảng 10% tổng số trẻ sơ sinh và gần như tất cả trẻ sinh trước mốc 37 tuần đều cần hỗ trợ thở trong phòng sinh. Tìnhh trạng thiếu oxy khi sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của não bộ.

Nhà khoa học Tingay giải thích: “Công nghệ mới này không chỉ cho phép chúng tôi quan sát được lá phổi mà còn là phương pháp duy nhất để chúng tôi có để chụp ảnh phổi liên tục mà không cần sử dụng bức xạ hoặc làm gián đoạn quá trình chăm sóc.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Một trẻ sơ sinh mắc COVID-19 có lượng virus cao gấp 51.000 lần người khác
Một trẻ sơ sinh mắc COVID-19 có lượng virus cao gấp 51.000 lần người khác

Một trẻ sơ sinh tại Washington (Mỹ) bị phát hiện không chỉ mắc một biến chủng SARS-CoV-2 mới mà còn có lượng virus cao gấp 51.418 lần bệnh nhi khác. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN