Hiện trường máy bay rơi ở Rostov-on-Don. Ảnh: Reuters
|
Vị chuyên gia này giải thích: “Tại nơi hạ cánh có một hiện tượng lạ gọi là ‘luồng không khí’, tức là tốc độ gió ở khu vực vượt 100km/giờ, hay 30m/s”. Theo ông Tishkovets, ‘luồng không khí’ thường xuất hiện ở độ cao 5km, nhưng ở Rostov-on-Don hôm 19/3 nó đã xảy ra ở độ cao vài trăm mét.
“‘Luồng không khí’ có thể được quan sát ở độ cao 629m và mở rộng ra tới gần 10km. Nói chung, các máy bay cố gắng tránh hiện tượng thời tiết này, trừ những trường hợp lợi dụng ngược gió để tiết kiệm nhiên liệu ở độ cao 9km”.
Nhà khí tượng học nói thêm rằng việc chờ đợi tình trạng cải thiện không ích gì khi dự báo thời tiết vẫn bất lợi, và quá rủi ro khi hạ cánh trong điều kiện như vậy. Ông Tishkovets nói tiếp: “Tôi không thể cung cấp dữ liệu cụ thể đối với máy bay này, nhưng từ kinh nghiệm cá nhân trong ngành quân sự tôi có thể nói rằng loại máy bay này có những hạn chế. Cất và hạ cánh bị cấm ở một số tốc độ gió nhất định. Ví dụ, máy bay Tu-154 và một số phiên bản của Il được cho phép hạ cánh trong điều kiện gió cạnh ở tốc độ 10-17m/s”.
Chiếc máy bay Boeing 737 mang số hiệu FZ981 của FlyDubai bị rơi trong lúc hạ cánh xuống sân bay Rostov-on-Don, miền nam Nga hôm 19/3, khiến toàn bộ 62 người trên máy bay thiệt mạng. Cuộc điều tra về nguyên nhân thảm họa Boeing này dự kiến kéo dài ít nhất 2 tháng.