Giải mã 5 xu hướng lạ trong làn sóng COVID-19 thứ 2 ở Ấn Độ

Làn sóng COVID-19 thứ hai ở Ấn Độ diễn biến nghiêm trọng hơn rất nhiều so với làn sóng đầu tiên, khiến nước này trở thành ổ dịch nóng nhất thế giới. Điều đặc biệt là làn sóng thứ hai có những xu hướng không xuất hiện trong đợt dịch đầu tiên.

Trong ngày 26/4, Ấn Độ ghi nhận 319.435 ca mắc và 2.764 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch lên lần lượt là 17,6 triệu ca và 197.880 ca.

Theo trang indianexpress.com, sau đây là 5 xu hướng lạ trong đợt dịch này ở Ấn Độ.

Đa số người mang virus không có triệu chứng

Chú thích ảnh
Người dân xếp hàng chờ xe buýt để sơ tán về quê, vài giờ trước khi Chính phủ Ấn Độ áp đặt lệnh phong toả nhằm ngăn làn sóng dịch COVID-19, tại New Delhi, ngày 19/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Ấn Độ, các chuyên gia cho biết 80-85% người mang virus SARS-CoV-2 nhưng không phát triệu chứng. Họ tiếp tục là nguồn lây lan virus lớn nhất. Ở trong không gian kín, chỉ cần nói chuyện bình thường là người không triệu chứng sẽ truyền virus cho người khác. Người không triệu chứng cũng không cách ly ở nhà.

Do phần lớn không có triệu chứng và do biến thể mới dễ lây lan hơn đợt dịch đầu tiên, nên virus tiếp tục lây lan cho cả những người chỉ ở trong nhà.

Ví dụ, biến thể Anh được phát hiện ở phần lớn ca bệnh khi theo dõi trình tự gien ở Deilhi và Punjab lây lan nhiều hơn 50%. Đột biến L452R phát hiện trên biến thể Ấn Độ B1.671 cũng khiến virus dễ lây hơn.

Cả nhà cùng mắc COVID-19

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 24/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Các sự kiện siêu lây nhiễm trong nhà, ví dụ như tiệc gia đình, tụ họp xã hội, có thể gây ra những đợt bùng phát dịch cục bộ nếu không ai tuân thủ các hành vi phòng bệnh phù hợp.

Do một số biến thể virus dễ lây lan hơn và do các khu vực cách ly quy mô nhỏ không được giám sát chặt như năm ngoái, nên nhiều gia đình Ấn Độ chứng kiến toàn bộ thành viên cùng mắc bệnh. 

Hướng dẫn truy vết tiếp xúc không được tuân thủ chặt chẽ như đợt dịch đầu tiên năm 2020. Những người đã tiếp xúc với ca bệnh COVID-19 trực tiếp, có nguy cơ cao và không triệu chứng nhưng chỉ được xét nghiệm một lần giữa ngày thứ 5 và thứ 10 sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, họ có thể tiếp tục lây lan virus nếu nhận kết quả xét nghiệm sai.

Trong đợt bùng phát này, người dân Ấn Độ xếp hàng dài chờ xét nghiệm. Cho tới khi có kết quả, nhiều người không triệu chứng đã vi phạm quy định cách ly và làm lây virus.

Nhiều người trẻ tuổi mắc COVID-19

Chú thích ảnh
Bệnh nhân COVID-19 chờ nhập viện điều trị tại New Delhi, Ấn Độ ngày 23/4/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN

Virus lây lan nhanh hơn ở mọi nhóm tuổi tại Ấn Độ. Hiện nay, hầu như không có dữ liệu về thời gian mà người trẻ có khả năng miễn dịch với COVID-19. Chỉ biết những người có bệnh nền dù còn trẻ sẽ gặp rủi ro cao.

Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh cho thấy trong 7 nhóm tuổi dưới 70 tuổi, số ca tử vong đợt này cũng tương đương đợt trước. Tuy nhiên, nhóm 70-80 tuổi và trên 80 tuổi có tỷ lệ tử vong cao hơn trong làn sóng thứ hai. Do vậy, người già vẫn có nguy cơ cao hơn và cần được bảo vệ. 

Xét tổng thể, số ca tử vong cao ở mọi nhóm tuổi, trong đó có nhóm trẻ tuổi, vì có nhiều ca mắc hơn. Khi virus lây dễ hơn và xuất hiện các đột biến có thể vô hiệu hóa phản ứng miễn dịch, người trẻ tuổi cần nghiêm ngặt tuân thủ quy tắc phòng chống dịch.

Tại Ấn Độ, trong làn sóng thứ hai, 32% bệnh nhân (cả nhập viện và ngoại trú) có độ tuổi dưới 30, tăng so với 31% trong đợt đầu tiên.

Trong nhóm nhập viện, người từ 0 đến 39 tuổi dễ bị tổn thương hơn trong làn sóng thứ hai.

Khoảng 5,8% bệnh nhân nhập viện từ 0 tới 19 tuổi, so với 4,2% trong đợt đầu tiên. Tương tự, ca nhập viện độ tuổi 20-39 tăng lên 25,5% so với 23,7% trong làn sóng đầu.

Thiếu ôxy y tế nghiêm trọng

Chú thích ảnh
Chuyển bình ôxy để cung cấp cho bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 26/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong đợt dịch thứ hai, dữ liệu từ bệnh viện cho thấy 54,5% ca nhập viện cần thở ôxy khi điều trị. Ở 40 quốc gia, tỷ lệ này tăng 13,4 điểm phần trăm so với đỉnh dịch hồi tháng 9-11 năm 2020.

Trong làn sóng thứ hai, khó thở là đặc điểm lâm sàng phổ biến nhất trong những bệnh nhân có triệu chứng.

Với các ca bệnh bình thường, quy tắc quản lý lâm sàng ở Ấn Độ khuyến nghị hình thức điều trị cơ bản là dùng ôxy. Mục tiêu là đạt 92-96% SpO2 (độ bão hòa ôxy trong máu ngoại vi) hoặc 88-92% ở bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính.

Những ai thuộc nhóm này cần phải nằm giường có bình ôxy. Mặc dù tỷ lệ người cần giường có bình ôxy vẫn quanh mức 10%, nhưng con số này cao chưa từng có khi mà số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ tăng trên 300.000 ca/ngày.

Các vùng như Delhi, UP, Gujarat và Haryana đều thiếu ôxy trầm trọng do số ca mắc tăng vọt. Nhu cầu ôxy y tế đã tăng 18% trong vòng 6 ngày qua ở 12 bang có số ca mắc COVID-19 chiếm 83% tổng số ca toàn quốc. 

Tiêm vaccine vẫn mắc COVID-19

Chú thích ảnh
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Guwahati, Ấn Độ, ngày 22/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Hai loại vaccine COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Ấn Độ không ngăn chặn virus lây lan. Hiện tại, tiêm chủng chỉ có thể giảm ca nhập viện và ca bệnh nặng.

Dữ liệu của chính phủ Ấn Độ cho thấy sau tiêm vaccine, khoảng 2-4 người/10.000 người vẫn xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Trong 10,03 triệu người được tiêm liều vaccine Covishield đầu tiên ở Ấn Độ, có 0,02% (17.145 người) xét nghiệm dương tính. Trong số 1,57 triệu người tiêm cả hai liều, 0,03% (5.014 người) xét nghiệm dương tính.

Với vaccine Covaxin, 0,04% (4.208 người) trong tổng số 9,356 triệu người đã được tiêm cả hai liều vẫn xét nghiệm dương tính.

Thùy Dương/Báo Tin tức
Bác sĩ Ấn Độ cảnh báo tình trạng người dân tích trữ oxy, thuốc men
Bác sĩ Ấn Độ cảnh báo tình trạng người dân tích trữ oxy, thuốc men

Việc người dân tích trữ thuốc men và oxy tại nhà đang khiến các bệnh viện càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn cung y tế và điều trị COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN