Theo đó, người dân không được phép ra ngoài trong ngày, trừ phi họ được cấp giấy phép ngoại lệ, chỉ có những ô tô với biển số xe nhất định được phép lưu thông trên đường. Tuy nhiên, sân bay và các cơ sở kinh doanh thiết yếu vẫn hoạt động. Một lệnh giới nghiêm ban đêm sắp có hiệu lực, từ 17h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau.
Bộ Y tế Liban ngày 12/11 cho biết nước này ghi nhận trung bình khoảng 11.000 ca nhiễm/tuần. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 2/2020 đến nay, Liban có tổng cộng 102.607 ca mắc COVID-19, trong đó có 796 ca tử vong.
Liban áp đặt lệnh phong tỏa đầu tiên hồi tháng 3 nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Sau đó, nước này dần nới lỏng các biện pháp hạn chế vào mùa Hè. Tuy nhiên, số ca nhiễm đã gia tăng sau khi vụ nổ kinh hoàng tại cảng Beirut ngày 4/8 làm hơn 200 người thiệt mạng và ít nhất 6.500 người bị thương, đẩy các bệnh viện của nước này vào tình trạng quá tải.
Cùng ngày, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết nước này sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế siết chặt hơn, bắt đầu từ ngày 21/11 trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang chịu tác động nghiêm trọng của làn sóng dịch COVID-19 thứ ba.
Các biện pháp siết chặt nhất này sẽ được áp đặt tại thủ đô Tehran và gần 100 thị trấn và thành phố khác của Iran. Các dịch vụ và cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ phải đóng cửa trong khi ô tô không được ra vào các thành phố và thị trấn này.
Trước đó, ngày 10/11, Chính phủ Iran đã áp đặt các biện pháp hạn chế trong 1 tháng tại các thành phố lớn, yêu cầu đóng cửa vào lúc 18h các cơ sở kinh doanh không cần thiết.
Iran ghi nhận 452 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 41.034 ca trong tổng số 749.525 ca nhiễm.