Giá khí đốt châu Âu tăng 30% sau khi nguồn cung từ Nga giảm

Giá khí đốt châu Âu ngày 27/7 đã tăng 30% trong vòng hai ngày sau khi Nga cảnh báo cắt giảm một nửa lượng khí đốt cung cấp tới châu lục này so với mức vốn đã thấp.

Chú thích ảnh
Giá khí đốt ở châu Âu dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ảnh: SPE

Sau khi tăng vọt hôm 26/7, ​​giá khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng thêm 9% ngày 27/7, gần mức cao kỷ lục đạt được hồi tháng 3 ngay sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, tờ Independent (Anh) trích dẫn các nhà quan sát thị trường cho biết. 

Các hợp đồng tương lai giao tháng 8 gắn với giá khí bán buôn tiêu chuẩn châu Âu TTF đã tăng 20% ​​vào ngày 27/7, vượt 210 euro/MWh (Megawatt giờ), tăng hơn 10 lần so với mức trung bình trong giai đoạn 2010-2020. Không có gì ngạc nhiên khi giá năng lượng tiêu chuẩn ở Đức đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 370 euro/MWh, một bước nhảy lớn so với mức giá dưới 60 euro/MWh tiêu chuẩn trước năm 2021.

Nhà phân tích Kaushal Ramesh của công ty năng lượng Rystad nói với tờ Financial Times: “Chúng tôi hiện đang vượt quá giới hạn khả năng chi trả của nhiều người dùng công nghiệp và chúng tôi có thể báo động suy thoái sẽ sớm xuất hiện”.

Công ty dầu mỏ quốc gia Gazprom của Nga đã cắt giảm nguồn cung trên đường ống Nord Stream 1 từ một nửa đến 20% công suất toàn phần vào hôm 27/7, gây thêm áp lực lên nguồn cung vốn đã rất căng thẳng. Liên minh châu Âu coi động thái này là một nỗ lực nhằm gây áp lực buộc khối này dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva.

Trước đó, Gazprom đã cắt nguồn cung cấp cho 12 quốc gia châu Âu thông qua Nord Stream 1 - chạy về phía Tây qua Biển Baltic đến Đức - xuống còn 40% công suất trong nhiều tuần. Gazprom đã thông báo về sự sụt giảm này vào hôm 25/7, với lý do việc trả lại một tuabin khí cho một trạm nén khí từ Canada bị trì hoãn và đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Các nhà kinh tế đang cảnh báo rằng giá khí đốt của châu Âu có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong nhiều năm tới. "Với những hạn chế trong việc đảm bảo khí đốt tự nhiên từ các nhà cung cấp thay thế, chúng tôi dự báo châu Âu sẽ phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu khí đốt của mình, điều này sẽ khiến giá TTF tăng cao trong một thời gian, đồng thời có khả năng làm chệch hướng nỗ lực lấp đầy kho dự trữ của châu Âu lên 80%", nhà phân tích Jennifer McKeown tại Capital Economics nói với Morningstar.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo oilprice.com)
Những kẽ hở trong kế hoạch phân bổ khí đốt của EU
Những kẽ hở trong kế hoạch phân bổ khí đốt của EU

Tạp chí The Economist nhận định kế hoạch phân bổ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) vừa được thông qua hôm 26/7 có thể không chịu được thử thách trước một mùa đông lạnh giá.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN