Thông cáo của EC nêu rõ Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, EC cũng cáo buộc Teva đã cố tình nới rộng thời gian bảo hộ bằng sáng chế của Copaxone để làm khó các đối thủ cạnh tranh.
Teva ngay lập tức bác bỏ các tuyên bố của EU, khẳng định rằng cáo buộc của cơ quan này là "không có căn cứ", đồng thời cảnh báo sẽ kháng cáo. Teva cho biết đã "chuẩn bị tốt về mặt tài chính" để bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời khẳng định hoạt động của họ là "hợp pháp và có đạo đức", tự coi mình là "đối tác vững chắc của châu Âu" và của bệnh nhân.
Quyết định phạt của EC thể hiện xu hướng ngày càng chặt chẽ trong việc giám sát các tập đoàn lớn, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm. Hành vi lạm dụng vị thế thống trị không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn cản trở sự phát triển của ngành dược phẩm.
Giới chuyên gia nhận định vụ việc của Teva - một trong những “gã khổng lồ” của ngành dược phẩm generic - là một lời cảnh tỉnh cho các công ty dược phẩm khác. Sự cạnh tranh lành mạnh là yếu tố cần thiết để đảm bảo giá thuốc hợp lý và giúp bệnh nhân tiếp cận được những loại thuốc tốt nhất.