Đây sẽ là một trung tâm phối hợp với chính quyền các quốc gia chống các hành vi bất hợp pháp nói trên. AMLA sẽ chịu trách nhiệm giám sát và trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, cơ quan này sẽ có quyền trừng phạt tài chính. Cụ thể, AMLA sẽ giám sát 40 tổ chức tài chính tiềm ẩn rủi ro nhất, cũng như các công ty cung cấp dịch vụ giao dịch và lưu trữ tài sản tiền điện tử.
Nghị sĩ Eva Maria Poptcheva nhận định AMLA sẽ là nhân tố giúp chống nạn rửa tiền trong EU, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hành vi lách luật trừng phạt.
Thỏa thuận này phải được EP và các quốc gia thành viên chính thức thông qua. Hiện có 9 thành phố đã đăng ký đặt trụ sở của AMLA gồm Brussels (Bỉ), Dublin (Ireland), Frankfurt (Đức), Madrid (Tây Ban Nha), Paris (Pháp), Riga (Latvia), Rome (Italy), Vienna (Áo) và Vilnius (Litva).
Trước đó, năm 2021, Ủy ban châu Âu (EC) lần đầu tiên đề xuất ý tưởng thành lập một cơ quan độc lập như vậy sau một loạt vụ bê bối rửa tiền ở châu Âu.