Em gái vừa bỏ trốn, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin xuất hiện trên Twitter

Ngày 30/8, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã phá vỡ im lặng bấy lâu nay bằng việc đăng bình luận trên Twitter sau khi em gái ông, bà Yingluck Shinawatra, rời đất nước hồi tuần trước.

Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra trả lời phỏng vấn báo chí ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Thaksin đã trích dẫn lời nhà triết học thế kỷ thứ 18 của Pháp Charles de Montesquieu, chỉ trích chế độ chuyên chế của tòa án Thái Lan. Trên trang Twitter cá nhân, ông cho biết: "Montesquieu từng nói 'Không có sự chuyên chế nào độc ác bằng sự chuyên chế được bảo vệ dưới tấm khiên luật pháp và nhân danh công lý”.

Cựu Thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006 khi ông đang điều hành chính phủ nhiệm kỳ thứ 2, và hiện sống lưu vong để tránh án tù tham nhũng năm 2008, mà theo ông được thúc đẩy vì động cơ chính trị. Em gái ông, cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã rời Thái Lan trước khi phiên tòa xét xử bà diễn ra hồi tuần trước.

Nếu bị phán quyết có tội, bà Yingluck sẽ phải đối mặt với mức án lên tới 10 năm tù giam và tịch thu tài sản lên tới 35 tỷ baht để bồi thường cho những thiệt hại do chương trình trợ giá gạo dưới thời bà làm thủ tướng gây ra.

Trước đó, ngày 28/8, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha thông báo chính phủ nước này sẽ thu hồi hộ chiếu của bà Shinawatra. Trả lời báo giới, Thủ tướng Prayut cho biết việc thu hồi hộ chiếu là trình tự thông thường. Ông cho biết Chính phủ Thái Lan sẽ xem xét các khía cạnh pháp lý để quyết định các bước đi tiếp theo. Chỉ trích những ý kiến trước đây phản đối việc bố trí nhân viên an ninh để giám sát bà Yingluck, Thủ tướng Thái Lan khẳng định sẽ điều tra rõ ràng cách thức mà bà Yingluck ra nước ngoài để quy trách nhiệm cho những người sai phạm. 

Sáng 25/8, Tòa án Tối cao Thái Lan đã ra lệnh bắt giữ bà Yingluck vì đã không đến hầu tòa sáng cùng ngày. Luật sư của bà thông báo lý do vắng mặt tại tòa là vì bị đau tai và xin hoãn xét xử. Cùng ngày, Cục Xuất nhập cảnh Thái Lan cho biết không có dữ liệu về việc cựu nữ chính khách này xuất cảnh. Thủ tướng Prayut Chan-ocha đã chỉ đạo cho cảnh sát nhanh chóng xác minh thông tin về nơi bà Yingluck đang có mặt. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwon tuyên bố cảnh sát sẽ thực hiện nhiệm vụ truy bắt theo lệnh của tòa án. 

Tháng 5/2014, bà Yingluck bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan cáo buộc vi phạm hiến pháp và lạm quyền. Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan cáo buộc bà Yingluck sao nhãng nhiệm vụ điều hành chương trình trợ giá gạo gây thiệt hại lớn. Tháng 1/2015, Hội đồng Lập pháp quốc gia Thái Lan (NLA) đã bỏ phiếu nhất trí buộc tội bà Yingluck xao nhãng nhiệm vụ trong việc giám sát chương trình trợ giá lúa gạo và gây thiệt hại lớn cho đất nước. Nếu bị phán quyết có tội, bà Yingluck sẽ phải đối mặt với mức án lên tới 10 năm tù giam và tịch thu tài sản lên tới 35 tỷ baht (tương đương hơn 1 tỷ USD) để bồi thường cho những thiệt hại do chương trình trợ giá gạo gây ra. Chính quyền quân sự Thái Lan đã cảnh báo những người ủng hộ nữ chính khách này không nên tụ tập tại tòa án. 

TTXVN/Báo Tin Tức
Triều Tiên liên tục thử tên lửa - Mỹ đang bên bờ vực chiến tranh?
Triều Tiên liên tục thử tên lửa - Mỹ đang bên bờ vực chiến tranh?

Động thái liên tục thử tên lửa của Triều Tiên là một điều đáng thất vọng nhưng không có nghĩa là Mỹ đang bị kéo tới gần một cuộc chiến tranh hạt nhân hay chiến tranh thông thường với Triều Tiên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN