EC tìm kiếm sự đảm bảo về tài chính cho EU trước kịch bản 'Brexit cứng'

Ủy ban châu Âu (EC) mong muốn có sự bảo đảm cao hơn cho ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) trong dài hạn nhằm hỗ trợ EC vay mượn, qua đó giúp phục hồi nền kinh tế và coi đó như một biện pháp phòng vệ nhằm đối phó với kịch bản "Brexit cứng".

Chú thích ảnh
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Anh rời Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 1/2020, nhưng nước này vẫn còn nhiều nghĩa vụ về tài chính khác nhau đối với liên minh gồm 27 quốc gia, và điều đó sẽ tồn tại trong nhiều năm.

Theo Ủy viên Ngân sách EU, ông Julian Hahn, luật của EU hiện cho rằng mức đóng góp tối đa của mỗi quốc gia cho ngân sách EU là 1,2% Tổng thu nhập quốc dân (GNI), mặc dù các khoản thanh toán thực tế thấp hơn.

Các nhà chức trách EU muốn tăng mức trần đó lên 1,4% GNI để đảm bảo khối này có đủ nguồn tài chính 750 tỷ euro cho Quỹ Phục hồi kinh tế châu Âu để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế toàn khối sau đại dịch COVID-19.

Đề xuất của EC về việc vay mượn để bảo đảm ngân sách cho các chính phủ EU trong giai đoạn 2021-2027 sẽ được các nhà lãnh đạo EU thảo luận vào ngày 19/6 tới và có thể không được thông qua ngay lập tức vì một số quốc gia sẽ không chấp nhận có thêm rủi ro.

Minh Trang (TTXVN)
Anh và EU nảy sinh mâu thuẫn mới trong giai đoạn hậu Brexit
Anh và EU nảy sinh mâu thuẫn mới trong giai đoạn hậu Brexit

Ngày 24/5, các phương tiện truyền thông đưa tin Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã nảy sinh mâu thuẫn mới liên quan tới vấn đề vị thế của phái bộ ngoại giao thời hậu Brexit (Anh rời khỏi EU).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN