Đức tiếp tục từ chối cung cấp xe tăng Leopard 2 hiện đại cho Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã từ chối yêu cầu của Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal về việc bổ sung vũ khí hạng nặng cho Kiev, trong đó có xe tăng Leopard 2.

Chú thích ảnh
Xe tăng Leopard 2 của Đức. Ảnh: JF

Theo tờ Welt của Đức, cơ sở để Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nêu lại vấn đề trên trong chuyến thăm Berlin vừa diễn ra này là lời đề nghị từ tập đoàn vũ khí Krauss-Maffei Wegmann (KMW) ngày 8/4 về việc giao hàng trực tiếp cho Ukraine.

Vào thời điểm đó, công ty đã đồng ý cung cấp cho Ukraine 100 xe tăng Leopard 2A7, bao gồm cả phụ tùng thay thế và các đơn vị huấn luyện cho các kíp thủ, với tổng trị giá 1,55 tỷ euro. Do đó, những chiếc xe tăng đầu tiên có thể được giao sau 36 tháng kể từ khi hợp đồng ký kết.

Tuy nhiên, tại cuộc gặp, Thủ tướng Scholz đã không đề cập đến vấn đề này mà vẫn tỏ ra "chung chung và không cụ thể" trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Ukraine Shmyhal, tờ Welt cho biết và lưu ý rằng nhà lãnh đạo Đức đã cho thấy "không hề muốn" thay đổi quan điểm tiêu cực của mình về việc cung cấp xe tăng.

Đáp lại thông tin của tờ Welt, Chính phủ Đức thông báo rằng họ sẽ không ngừng hỗ trợ Ukraine về quân sự, chính trị, tài chính và nhân đạo. "Chúng tôi yêu cầu mọi người hiểu rằng theo quy định, chúng tôi không thông báo về các cuộc thảo luận bí mật", một đại diện của Văn phòng thủ tướng Đức nói.

Hôm 4/9, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã có chuyến thăm Đức và gặp Thủ tướng nước chủ nhà Olaf Scholz nhằm tìm kiếm thêm viện trợ vũ khí hạng nặng từ Berlin.

Ông Shmyhal là quan chức cấp cao Ukraine đầu tiên đến thăm Đức trong vài tháng và thừa nhận rằng Berlin đã tăng cường giúp đỡ quân sự, với các vũ khí hạng nặng như pháo tự hành 2000 và bệ phóng tên lửa đều "hoạt động tốt trên chiến trường".

Ông Shmyhal cho biết Đức đã quyết định cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không Iris-T vào mùa Thu và Kyiv "hy vọng rằng Đức sẽ trở thành một trong những nước đi đầu trong quá trình phát triển phòng không của Ukraine".

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo pravda.com.ua/dw.com)
Đức hướng tới năng lượng hạt nhân để ứng phó khủng hoảng khí đốt?
Đức hướng tới năng lượng hạt nhân để ứng phó khủng hoảng khí đốt?

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thông báo nước này lên kế hoạch giữ chế độ chờ đối với 2 trong số 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại nhằm đảm bảo người dân có đủ điện dùng trong mùa Đông tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN