Đức cảnh báo Serbia lựa chọn giữa EU và Nga

Đức kêu gọi Serbia không nên tăng cường mối quan hệ sâu sắc hơn với Nga, cảnh báo rằng điều này có thể cản trở nỗ lực gia nhập EU. 

Chú thích ảnh
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Serbia Aleksandar Vucic tại cuộc họp ở Sochi ngày 25/11/2021. Ảnh: EPA

Theo hãng tin AFP ngày 1/11, ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Đức - Tây Balkan nhằm tăng cường quan hệ của Berlin với khu vực, một quan chức cấp cao Đức cho biết Serbia cần phải quyết định xem mình đứng về phía nào: Nga hay EU.

Quan chức trên nói trong điều kiện giấu tên rằng Chính phủ Đức đã "ngạc nhiên và thất vọng" khi Ngoại trưởng Serbia Nikola Selaković vào tháng 9 vừa qua ký một thỏa thuận với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đồng ý "nhượng bộ về chính sách đối ngoại".

Quan chức Đức cho biết đã đến lúc "Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić phải chọn bên", nhấn mạnh rằng “nếu ông Vučić đi theo con đường hướng đến hội nhập châu Âu, ông ấy sẽ nhận được sự ủng hộ từ EU nói chung và từ Chính phủ Đức nói riêng".

“Nếu ông Vučić chọn con đường khác, sẽ có những hậu quả” đối với tương lai của Serbia về gia nhập EU, quan chức này cảnh báo.

Serbia là ứng cử viên gia nhập EU từ năm 2012 nhưng triển vọng của nước này được coi là ảm đạm nếu không bình thường hóa quan hệ với Kosovo. Belgrade không chấp nhận tuyên bố độc lập năm 2008 của Kosovo, nơi có người Albania chiếm đa số.

Căng thẳng đã trở nên trầm trọng hơn do cuộc xung đột ở Ukraine, với nhiều người Serbia có thiện cảm với đồng minh truyền thống là Nga. Belgrade không ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine tại Liên hợp quốc nhưng từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của EU đối với Moskva.

Hội nghị thượng đỉnh Đức - Tây Balkan dự kiến diễn ra ngày 3/11 tại Berlin do Thủ tướng Đức Olaf Scholz chủ trì sẽ quy tụ những lãnh đạo cấp cao của Albania, Bosnia và Herzegovina, Kosovo, Bắc Macedonia, Montenegro và Serbia cũng như các quan chức EU.

Công Thuận/Báo Tin tức
Đức và Pháp đe dọa trả đũa thương mại Mỹ
Đức và Pháp đe dọa trả đũa thương mại Mỹ

Berlin và Paris muốn đàm phán với Washington về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh - nhưng họ sẵn sàng đáp trả nếu cần thiết.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN